Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2021

TP.HCM đưa giải pháp xử lý đất công nằm xen cài tại hàng trăm dự án BĐS

Dù nghị định về sửa đổi, bổ sung một số quy định thi hành Luật Đất đai đã đưa ra điều kiện và  giải pháp tháo gỡ cho những dự án nhà ở có đất công xen cài, tuy vậy khi thực hiện vẫn còn vướng mắc. 

Cả trăm dự án BĐS vướng đất công xen cài 

Thời gian qua, nhiều dự án BĐS trên cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng rơi vào tình trạng đình trệ, không thể triển khai thủ tục pháp lý vì vướng đất công nằm xen cài. 

Nguyên nhân do những quy định pháp luật về đất đai, đầu tư và nhà ở chưa cụ thể, thống nhất. Điều này dẫn đến không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp mà cơ quan quản lý Nhà nước cũng lúng túng trong việc giải quyết hồ sơ. 

Nghị định số 148/2020/NĐ-CP (Nghị định 148) sửa đổi, bổ sung một số quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai đã có hiệu lực từ tháng 2/2021, trong đó đưa ra giải pháp, điều kiện xử lý các dự án BĐS có đất công xen cài, quỹ đất hỗn hợp.

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM đánh giá, nghị định mở ra hướng giải quyết cho hàng ngàn dự án BĐS bế tắc về thủ tục pháp lý, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng  phát triển nhà ở. Tỷ lệ đất công thường chiếm 10% quỹ đất dự án.

Quy định trước đây, Nhà nước cho chủ đầu tư thuê phần đất công xen cài này để thực hiện dự án, nhưng lại thiếu hình thức giao đất. Nỗi khổ của các chủ dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp hiện nay là dù chỉ vướng một mét đất công vẫn không thể triển khai được. 

{keywords}
Cả trăm dự án BĐS ở TP.HCM bị đình trệ vì vướng đất công xen cài. 

Theo thống kê, giai đoạn 2015 – 2018, tại TP.HCM có 126 dự án BĐS có quỹ đất hỗn hợp. Phần lớn nằm ở các quận ven và huyện ngoại thành, có nguồn gốc do đền bù đất nông nghiệp, đất chuyên dùng. 

Từ tháng 9/2018, tất cả các dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp đều phải thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND TP.HCM ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định Luật Đầu tư

Hiện các dự án có quỹ đất hỗn hợp tại TP.HCM đang bị ách tắc về thủ tục công nhận chủ đầu tư và thủ tục phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Ông Lê Hoàng Châu cho rằng, đây là nguyên nhân chủ yếu làm sụt giảm nguồn cung dự án và sản phẩm nhà ở. 

Không thể bán đấu giá đất đường, kênh – rạch

Tại Hội nghị “Gặp gỡ và trao đổi giữa lãnh đạo chính quyền Thành phố và doanh nghiệp BĐS năm 2021” vào sáng 27/2, hướng xử lý các dự án BĐS có đất công xen cài một lần nữa được đưa ra thảo luận. 

Theo UBND TP.HCM, Nghị định 148 vẫn còn một số nội dung vướng mắc, chưa rõ ràng. Do đó, đầu tháng 1/2021 Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn. 

Đất công nằm xen cài tại các dự án có thể phân làm 2 loại: Đất có thửa và đất hiện trạng là đường, kênh - rạch (chưa có thửa). 

Đất hiện trạng là đường, kênh – rạch, do là lối đi chung, lối thoát nước của các thửa đất liền kề và có hình dạng gãy khúc, uốn lượn, bao quanh các thửa đất mà chủ đầu tư đã hoặc sẽ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án. Do đó, phần diện tích đường, kênh – rạch không thể sử dụng để thực hiện dự án, công trình độc lập.

{keywords}
Lãnh đạo UBND TP.HCM gặp gỡ đại diện các doanh nghiệp BĐS. 

Trường hợp xác định đất do Nhà nước quản lý nên Nhà nước thực hiện dự án, công trình trên đất là đường, kênh – rạch này hoặc chuyển nhượng theo hình thức đấu giá để người nhận chuyển nhượng sử dụng, đầu tư xây dựng sẽ làm cản trở quyền sử dụng đất của các thửa đất liền kề.

Điều này không phù hợp với quy định Luật Dân sự và Luật Đất đai vì bản chất đường, kênh – rạch là hạ tầng sử dụng chung của các thửa đất liền kề. 

Từ đó, UBND TP.HCM cho rằng chỉ có thể xem xét “đủ điều kiện tách thành dự án độc lập” đối với các thửa đất có điều kiện do Nhà nước quản lý. Còn đất là đường, kênh – rạch do Nhà nước quản lý thì không thể bán đấu giá mà thực hiện giao đất, cho thuê đất theo quy hoạch. Khi đó, người được giao đất sẽ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. 

TP.HCM rà soát 24 dự án nhà ở có nguồn gốc đất công

TP.HCM rà soát 24 dự án nhà ở có nguồn gốc đất công

Để có cơ sở bổ sung vào kế hoạch phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2016 - 2020, UBND TP.HCM chỉ đạo các sở ngành và UBND quận - huyện rà soát các dự án nhà ở có nguồn gốc đất do Nhà nước trực tiếp quản lý. 

Phương Anh Linh 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét