Mùa hè, thời tiết nóng bức không chỉ khiến con người cảm thấy ngột ngạt mà những thiết bị điện làm việc quá tải hoặc bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cũng dễ “kiệt sức”, hỏng hóc.
Đảm bảo luồng không khí lưu thông tốt
Hãy đảm bảo có nhiều không gian thoáng xung quanh các thiết bị điện trong nhà bạn, không có các vật dụng khác cản trở luồng không khí lưu thông quanh nó.
Hãy đảm bảo có nhiều không gian thoáng xung quanh các thiết bị điện trong nhà |
Vào mùa hè, nhiệt độ ảnh hưởng xấu tới khả năng tản nhiệt của các thiết bị điện. Nếu thiết bị điện được đặt trong một khu vực kín, hoặc đặt ở nơi bị ánh sáng mặt trời chiếu rọi trực tiếp thì không khí nóng bị đẩy ra không có không gian để thoát, sẽ làm cho thiết bị ngày càng nóng hơn khi máy hoạt động lâu, dễ hỏng hóc.
Không xếp chồng lên nhau
Các thiết bị điện sẽ nóng lên khi hoạt động. Xếp chồng chúng lên nhau càng khiến nhiệt độ cao hơn nữa. Vì thế, hãy để các thiết bị của bạn được nằm trải rộng. Ví dụ không nên tiết kiệm không gian bằng cách xếp chồng lo vi sóng, nồi chiên không dầu lên trên lò nướng. Nếu bắt buộc phải xếp chồng chúng lên nhau, hãy sử dụng giá đỡ.
S ử dụng giá đỡ nếu phải xếp chồng các thiết bị điện lên nhau |
Cũng không nên để các vật dụng lên trên nóc tủ lạnh, ảnh hưởng đến việc tản nhiệt và giảm hiệu quả hoạt động của tủ lạnh.
Sử dụng đúng cách
Nên tắt các thiết bị không cần thiết, không sử dụng, khi ra khỏi nhà. Cần kiểm tra, rút nguồn điện các thiết bị sinh nhiệt như bàn là, bếp điện khi không có người trông coi hoặc bị mất điện lúc sử dụng.
Đối với điều hòa nhiệt độ, nên để chế độ làm mát từ 26 độ trở lên vừa giúp tiết kiệm điện, vừa giúp điều hòa không phải hoạt động với cường độ cao. Theo kết quả từ các nghiên cứu và thực nghiệm, khi nhiệt độ ngoài trời tăng 1 độ C thì tiêu thụ điện của điều hòa tăng 2 - 3%. Thói quen khi trời càng nóng, các gia đình thường để nhiệt độ trong phòng càng thấp, chênh lệch nhiệt độ trong phòng chạy điều hoà và ngoài trời những ngày nắng nóng tăng cao làm cho điều hoà phải làm việc liên tục, vừa tốn điện, vừa dễ hỏng hóc.
Không nên để nhiệt độ điều hòa quá thấp so với thời tiết bên ngoài |
Đối với tủ lạnh, nên sử dụng tủ lạnh thường xuyên, không nên rút nguồn điện, tắt tủ lạnh trong khoảng thời gian ngắn rồi lại sử dụng vì sẽ làm giảm tuổi thọ thiết bị.
Đối với quạt máy, nên sử dụng loại quạt nhiều số để điều chỉnh tốc độ gió phù hợp nhu cầu sử dụng, tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Tránh sử dụng quạt trong thời gian quá dài vì động cơ sẽ bị nóng, dẫn đến nguy cơ cháy nổ.
Không sử dụng nhiều thiết bị điện công suất lớn cùng lúc
Việc sử dụng nhiều thiết bị điện cùng lúc là chuyện thường xuyên. Tuy nhiên nếu bạn không chú ý cường độ điện dùng cho phép sẽ dẫn đến việc quá tải dòng điện.
Khi điện quá tải, thiết bị điện có thể bị chập điện gây cháy nổ (Ảnh minh hoạ) |
Khi điện bị quá tải sẽ khiến cho điện nhà bạn bị ngắt hoặc có thể ngắt cả khu phố, nguy hiểm hơn là thiết bị điện có nguy cơ chập điện gây cháy nổ. Do vậy, không nên sử dụng cùng lúc các thiết bị điện có công suất lớn như bếp từ, máy giặt, tivi, điều hòa… trong giờ cao điểm từ 11 giờ đến 14 giờ và từ 18 giờ đến 23 giờ hằng ngày.
Kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ
Việc kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ các thiết bị điện trong gia đình là rất cần thiết. Việc làm này sẽ loại bỏ các nguy cơ gây mất an toàn, kéo dài tuổi thọ thiết bị cũng như sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm hơn. Đặc biệt là vào mùa nắng nóng, các thiết bị điện phải làm việc liên tục, nếu không kiểm tra, vệ sinh bảo dưỡng định kỳ sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình tản nhiệt, có thể gây cháy thiết bị.
Nếu một thiết bị điện nào đó trong nhà như quạt điện, tủ lạnh, ti vi bắt đầu quá nóng hoặc điều hòa hoạt động lỗi không thấy mát, không phả ra hơi lạnh mà lại ra hơi nóng, hãy tắt và ngắt nguồn điện của các thiết bị điện đó. Hãy để nó nguội cho đến khi vỏ không còn nóng khi chạm vào, sau đó thử sử dụng lại. Nếu tình trạng không khá hơn, hãy gọi đến thợ để kiểm tra, “bắt bệnh” và sửa chữa.
Hương Linh (Tổng hợp)
Ngôi nhà thành ‘lò lửa’ từ thói quen sai lầm ngốn tiền điện trong ngày hè
Một số thói quen được coi “giải pháp chống nóng” cho căn nhà bạn nghĩ là đúng đắn nhưng thực chất đó lại là sai lầm khiến căn nhà của bạn nóng càng thêm nóng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét