Một ngôi nhà được xây dựng ẩn mình dưới tán cây xanh cho 3 thế hệ chung sống, với mặt tiền độc đáo như tấm rèm cản nắng, đồng thời ngăn cái nóng oi ả từ hướng Tây.
Ngôi nhà dành cho 3 thế hệ cùng sinh sống ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) của kiến trúc sư Nguyễn Công Toàn và các cộng sự: Trần Kim Trọng, Phan Ngọc Danh thực hiện từ năm 2015. |
Đây là công trình hướng Tây với diện tích lô đất: 5x19.5m, xây 3 tầng. Sau khi ngôi nhà đưa vào sử dụng 2 năm, nhóm kiến trúc sư đã quay lại chụp bộ ảnh kỷ niệm. |
Trong bối cảnh tốc độ đô thị hoá cực kỳ nhanh như Việt Nam, 2 năm là khoảng thời gian vừa đủ để cảm nhận rõ rệt sự tương tác của dự án với con người và môi trường cảnh quan nơi đó. |
Kiến trúc sư Nguyễn Công Toàn chia sẻ, khi nhận lời thiết kế dự án này, nhóm kiến trúc sư và gia chủ đã cùng nhau đến khu đất nhiều lần vào các thời điểm trong ngày. Một lô đất hướng Tây nằm trong khu đô thị mới. Khi đó đối diện lô đất là khu vực đầy cỏ dại mà người ta dự tính sẽ làm công viên nhỏ. |
Câu chuyện về ngôi nhà dành cho 3 thế hệ, nơi lưu giữ những ký ức về người cha, một ngôi nhà dành cho người mẹ của người con trai hiếu thảo... đó chính là nguồn cảm hứng cho những ý tưởng của các kiến trúc sư
Kiến trúc được khai thác ở câu chuyện ứng xử nhân văn giữa con người và thiên nhiên. Một quỹ đất nhỏ được ưu tiên xây dựng công viên cây xanh - kết nối cộng đồng trong khu dân cư mà đối tượng hưởng thụ chủ yếu là trẻ con và người lớn tuổi.
Các kiến trúc sư đã tạo dựng một mặt rèm che nắng mềm mại theo lối kiến trúc truyền thống nhưng sử dụng chất liệu hiện đại là thép và lưới thép. |
Một kiến trúc ẩn mình giữa thiên nhiên ít ỏi trong lòng đô thị mới từ khía cạnh cảm thụ thị giác. |
Yếu tố truyền thống, sự tương tác giữa con người và không gian, câu chuyện khai thác từ chất liệu ánh sáng và bóng tối. |
Một gốc khế hơn 20 năm tuổi, những đồ nội thất gỗ đã lên màu theo thời gian. |
Đó là những kỉ vật hoài niệm từ ngôi nhà cũ của người cha ở một vùng cao nguyên được chuyển về ngôi nhà mới giữa lòng phố biển. Ba thế hệ: trẻ trung, chững chạc và trầm lặng, ba sự chuyển tiếp cảm nhận về cuộc sống...
Từ tất cả những yếu tố này, không gian được phân chia chung riêng và vùng chuyển tiếp vừa mạch lạc, vừa mang tính tương đối dựa trên sự phân chia vùng sáng, tối và chuyển tiếp hài hoà.
Ánh sáng và bóng tối là yếu tố cốt lõi được tập trung khai thác tối đa với vai trò cân bằng nhau.
Cây cối được trồng ở vị trí nhiều ánh sáng và nắng, được đón gió và hứng sương đêm đúng nghĩa sự sống của một đời cây, kết nối mọi thành viên trong gia đình, và không gian mở đón thiên nhiên vào nhà với bóng nắng xuyên qua những tán lá, gió mát từ biển và sương đêm. |
Yếu tố ánh sáng và bóng tối cũng được truyền tải phù hợp dựa trên sự cảm nhận thị giác sinh học cho từng lứa tuổi thành viên gia đình.
Những đồ nội thất gỗ đã lên màu thời gian được sắp đặt trong các không gian chuyển tiếp giữa vùng sáng và bóng tối, với ánh sáng nhè nhẹ hắt lên từ những mặt gỗ, tạo ra không khí hoài niệm không quá bóng loáng cũng không hề sẫm tối u ám.
Từ ngoài vào trong, ánh sáng luôn vừa đủ và vùng tối nhè nhẹ đủ để cảm nhận dễ chịu cho mắt cùng cảm giác nhiệt độ luôn luôn thoải mái cho một ngôi nhà ống nhiệt đới miền Nam Trung Bộ.
Không gian sống chất lừ khi thiết kế theo phong cách nhà hàng và quán cà phê
Bằng một số thủ pháp kiến trúc, kiến trúc sư Phan Dũng đã mang phong cách của nhà hàng, quán cà phê vào căn nhà ở Gia Lâm (Hà Nội).
Quỳnh Nga
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét