Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

BĐS khu công nghiệp thắng lớn, thị trường nhà ở ăn theo

BĐS công nghiệp phát triển sẽ tác động một cách tích cực đến một số phân khúc  BĐS khác như nhà ở cùng các dịch vụ liên quan.

Phân khúc nhà ở “ăn theo” BĐS công nghiệp

Năm 2019, phân khúc được nhắc nhiều đến nhất trong lĩnh vực BĐS có lẽ là BĐS công nghiệp. Thời điểm cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bùng nổ, nhiều nhận định Việt Nam sẽ là điểm đón nhận luồng chuyển dịch nhà máy sản xuất từ Trung Quốc. Thống kê mới nhất của Savills Việt Nam đã cho thấy điều này không chỉ còn là nhận định khi nhiều tập đoàn đã và đang di dời sang Việt Nam như: Hanwha, Yokowo, Shuafu, Lenovo,…

Không chỉ đón sóng đầu tư, chính sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam là động lực lớn thúc đẩy nhu cầu thuê mặt bằng sản xuất, kinh doanh, kho bãi. Kết quả, tỉ lệ lấp đầy và giá thuê đất KCN tăng chóng mặt. Báo cáo mới nhất cho biết, đến nay có 326 KCN được thành lập với tổng diện tích 95.500ha, 17 đặc khu kinh tế duyên hải có tổng nguồn cung 845.000ha với 3,6 triệu lao động.

Khi tỷ lệ lấp đầy các KCN ngày càng cao, lực lượng người lao động, quản lý, chuyên gia đến làm việc ngày càng nhiều. Từ đó xuất hiện nhu cầu rất lớn về nhà ở. Việc phát triển các dự án nhà ở như một giải pháp được tính đến để phát triển bền vững nhằm thu hút người lao động đến làm việc, cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho nhóm đối tượng này để họ yên tâm công tác và gắn bó lâu dài.

{keywords}
Nhà máy LG Việt Nam tại KCN Tràng Duệ

Mặt khác, các nhà sản xuất cũng có nhu cầu lớn trong việc thuê văn phòng làm việc, văn phòng đại diện tại vùng sản xuất để thuận tiện cho việc quản lý và kết nối thương mại. Thêm vào đó, với Nghị định 82/2018/NĐ-CP về quản lý KCN và khu kinh tế, trong đó việc quy hoạch KCN - đô thị - dịch vụ là mô hình mới đang được các chủ đầu tư BĐS quan tâm.

Có thể hiểu rằng, mô hình KCN - đô thị dịch vụ là mô hình kết hợp giữa phát triển công nghiệp với dịch vụ, đảm bảo sự phát triển bền vững của KCN.

Ngọn cờ đầu trong việc phát triển KCN gắn với đô thị

Chưa phải phát triển quá rầm rộ, tuy nhiên hiện nay trên thị trường cũng xuất hiện một số mô hình KCN của các “đại gia” địa ốc đều đang hướng tới quy hoạch theo xu hướng này. Trong số này, có thể kể đến Công ty CP KCN Sài Gòn - Hải Phòng, một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc phát triển các KCN gắn liền với đô thị.

DN này là chủ đầu tư dự án KCN Tràng Duệ (nơi Tập đoàn LG đặt Đại bản doanh tại Việt Nam) và Khu đô thị Dịch vụ thương mại và Nhà ở công nhân Tràng Duệ (KĐT Seoul Ecohome).

Mục tiêu của dự án theo quy hoạch của TP.Hải Phòng là nhằm xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tư phát triển, tạo đà thúc đẩy công nghiệp hóa - hiện đại hóa thành phố.

{keywords}
Khu đô thị Seoul Ecohome

Trong đó, dự án KCN Tràng Duệ quy mô hàng nghìn ha nằm trong Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải tại huyện An Lão, TP.Hải Phòng. Tại thời điểm năm 2014, khởi đầu Giai đoạn 2 của KCN Tràng Duệ, một loạt các công ty vệ tinh lớn có vốn đầu tư trên 100 triệu USD đã dồn dập đầu tư vào đây. Tổng cả 2 giai đoạn, KCN Tràng Duệ đã thu hút đạt gần 5 tỷ USD.

Khi chủ đầu tư “xắn tay” xây dựng Khu đô thị Seoul Ecohome, không ít những đơn vị kinh doanh dịch vụ nhà hàng, giải trí, lưu trú đã lựa chọn nơi này để mở rộng đầu tư kinh doanh bởi tiềm năng vô cùng lớn. Hiện dự án đã hoàn thiện hạ tầng giai đoạn 1 (15ha), dự kiến hoàn thiện hạ tầng giai đoạn 2 (27ha) vào quý 2/2020.

Bên cạnh việc chú trọng xây dựng hệ thống dịch vụ tiện ích cho các nhà đầu tư, Chủ đầu tư còn hướng tới việc đáp ứng mọi nhu cầu của người lao động bằng việc đầu tư khu nhà ở xã hội, trung tâm thương mại.

Thực tế cho thấy, khi quỹ đất ngày càng hạn hẹp, việc quy hoạch và phát triển mô hình mới: KCN kết hợp đô thị dịch vụ được nhận định như “điểm sáng” trong đầu tư. Đây cũng chính là mảnh đất đầy tiềm năng cho nhà đầu tư BĐS khai thác, nắm bắt cơ hội đầu tư sinh lời vượt trội.

Lệ Thanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét