Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

Siêu dự án Cocobay Đà Nẵng vỡ trận đại gia Việt thấm đòn đau

- Chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng chính thức thừa nhận việc khó khăn về dòng tiền doanh nghiệp buộc phải chấm dứt việc chi trả chi trả lợi nhuận cam kết lên tới 12%/năm như đã ký với khách hàng...

Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển và Xây dựng Thành Đô (Tập đoàn Empire) vừa phát đi thông báo liên quan đến việc thực hiện cam kết lợi nhuận condotel với khách hàng tại dự án Cocobay Đà Nẵng.

Trong đó, Công ty Thành Đô khẳng định: Từ ngày 1/1/2020, doanh nghiệp buộc phải chấm dứt việc chi trả thu nhập cam kết theo phụ lục 06 của Hợp đồng mua bán (HĐMB).

Dẫn giải về việc này, ông Nguyễn Đức Thành - Chủ tịch HĐQT Công ty Thành Đô cho hay việc chấm dứt chi trả thu nhập cam kết là do những khó khăn về dòng tiền.

{keywords}
Chủ đầu tư Cocobay Đà Nẵng chính thức thông báo chấm dứt việc chi trả chi trả lợi nhuận cam kết lên tới 12%/năm như đã ký với khách hàng từ năm 2020.

Doanh nghiệp cũng cho biết, việc kinh doanh loại hình condotel thời gian qua vẫn gặp nhiều khó khăn do tính pháp lý chưa được hoàn thiện, gặp nhiều vướng mắc. Từ 1/1/2020, do những khó khăn về dòng tiền, Công ty Thành Đô chấm dứt việc chi trả lợi nhuận như đã cam kết trong hợp đồng khi mua condotel tại dự án Cocobay Đà Nẵng.

Công ty chỉ chịu trách nhiệm với các khoản lợi nhuận như đã cam kết đến hết ngày 31/12/2019 cho các chủ sở hữu condotel.

Cùng với đó, Công ty Thành Đô cũng đưa ra một số hướng giải quyết đối với các khách hàng đã mua sản phẩm condotel tại Cocobay Đà Nẵng, gồm:

Giải pháp thứ nhất là khách hàng tiếp tục hợp tác với chủ đầu tư và tiến hành chuyển đổi các Condotel thành căn hộ chung cư với chi phí chuyển đổi dự kiến 15% giá trị căn hộ và được toàn quyền sử dụng như một căn hộ chung cư bình thường. Chủ sở hữu cũng có thể giao lại cho chủ đầu tư căn hộ đó để tiếp tục kinh doanh với những cam kết về thu nhập cố định hàng năm.

Hoặc vẫn giữ lại các condotel và tiếp tục để chủ đầu tư kinh doanh với bản hợp đồng mới 10 năm, trong đó lợi nhuận trong 3 năm đầu theo thị trường. Sau 3 năm thì lợi nhuận cố định hoặc 80% lãi từ kinh doanh sản phẩm này.

Hướng thứ hai mà Công Thành Đô gợi ý là khách hàng thanh lý hợp đồng mua bán và giao lại các sản phẩm Condotel cho khách hàng để tự kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng mà không có bất kỳ một khoản lợi nhuận cam kết nào như đã ký trước đây. Đồng thời khách hàng nếu tự kinh doanh thì phải đóng một khoản phí vận hành, sử dụng nhất định.

Giải pháp tiếp theo là hai bên tiến hành thanh lý các Condotel đã ký hợp đồng, chủ đầu tư hoàn lai tiền cho khách hàng theo nguyên giá trong hợp đồng đã ký, nhưng Công ty Thành Đô sẽ khấu một số khoản như: chi phí hỗ trợ lãi vay ngân hàng, chi phí hoa hồng, phí phát hành bảo lãnh…và khách hàng bàn giao lại sản phẩm cho Công Thành Đô. Thời hạn chi trả chậm nhất đến 30/9/2020. Trong thời gian chưa chi trả, chủ đầu tư sẽ thanh toán lãi suất 10%/năm đối với số tiền đó.

{keywords}
“Sẽ có hàng loạt những khu nghỉ dưỡng du lịch Condotel sẽ liên tiếp ra những thông tin thông báo tương tự cho những người mua khi mà họ không thể thanh toán được những khoản lợi nhuận lớn”.

Ngoài 3 giải pháp trên, doanh nghiệp này cho hay khách hàng có thể xem xét và đề xuất các giải pháp khác.

Thông báo này khiến cho hàng nghìn khách hàng tại dự án Cocobay Đà Nẵng như ngồi trên đống lửa. Một nhà đầu tư ở Hải Phòng cho biết, anh cũng như nhiều khách hàng khác trước đó không hề có sự thống nhất gì về 3 đề xuất trên của chủ đầu tư.

“Trong tất cả các giải pháp chủ đầu tư đưa ra đều có lợi cho chủ đầu tư không đứng về phía khách hàng. Với những nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng tôi vay vốn ngân hàng để đầu tư thì phương án nào cũng thiệt đơn thiệt kép. Khách hàng yêu cầu chủ đầu tư thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết. Nói như chủ đầu tư là buộc phải chấm dứt việc chi trả thu nhập cam kết theo phụ lục của HĐMB là xong thì hợp đồng kia chẳng khác gì tờ giấy lộn có thì trả không có thì thôi. Đó là điều rất vô lý, không thể chấp nhận” – nhà đầu tư bức xúc cho biết.

Thế giới chào thua, đại gia Việt thấm đòn

Cocobay Đà Nẵng là một trong những dự án có mức cam kết lợi nhuận cao hàng đầu thị trường condotel, lên tới 12%/năm.

Trên thực tế, từ cách đây khoảng 3 năm khi loại hình bất động sản nghỉ dưỡng condotel ồ ạt ra đời nhiều chuyên gia đã đưa ra cảnh báo về rủi ro khi lợi nhuận cam kết lên đến 10-12%. Việc "vỡ trận" cam kết lợi nhuận là cái kết nhiều người đã đưa ra ngay từ khi cuộc đua cam kết này bắt đầu. 

Ông Michael Piro, Giám đốc điều hành Indochina Capital Corporation trong một diễn đàn bất động sản du lịch biển Việt Nam từng cho rằng, cam kết lợi nhuận đầu tư condotel lên tới 8-12% là không tưởng, không ai trên thế giới dám đưa ra cam kết như vậy.

“Theo kinh nghiệm của chúng tôi, đạt được mức lợi nhuận như vậy là vô cùng khó. Các nhà đầu tư và người mua nước ngoài đã bắt đầu cảm nhận được rõ những rủi ro của việc cam kết lợi nhuận cao và bắt đầu từ chối các giao dịch trên cơ sở này”, ông Michael Piro nói.

Ông Lee Pearce – Đại diện Tập đoàn Accor Hotel cũng từng cảnh báo việc nhiều trong số các nhà đầu tư condotel chỉ nhăm nhăm tính đến chuyện huy động được vốn, xây dựng công trình và bàn giao cho đơn vị quản lý.

“Đơn vị quản lý họ sẽ phải cố gắng thôi nhưng không đáp ứng đầy đủ những hứa hẹn cam kết với khách hàng. Đó là cách làm “Take money and run – Kiếm được tiền và chạy” - ông Lee Pearce nhận định.

Đánh giá về thông báo chấm dứt việc chi trả chi trả lợi nhuận cam kết của chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng, luật sư Trương Anh Tú – Chủ tịch Công ty TAT Law firm (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, trong vòng một đến hai năm qua khoản mà chi trả cho người mua thực chất là việc “lấy mỡ nó rán nó”, với giá trị bị thổi phòng của căn hộ này mà người mua phải trả, sau đó dùng số tiền đó để trả ngược lại cho người mua.

“Tôi tin rằng ở sau đây sẽ có hàng loạt những dự án condotel sẽ liên tiếp ra những thông báo tương tự cho người mua khi họ không thể thanh toán được những khoản lợi nhuận lớn đến thế. Khi giai đoạn tuần trăng mật kết thúc mọi thứ trở về nguyên trạng đúng giá trị, đúng bản chất của giao dịch vốn có của nó” – luật sư Tú nói.

Hồng Khanh

Condotel, biệt thự biển ‘vỡ trận’ 2018: Vì đâu nên nỗi?

Condotel, biệt thự biển ‘vỡ trận’ 2018: Vì đâu nên nỗi?

Từ 2015 – 2017 condotel đã bùng nổ với hàng loạt dự án được đầu tư xây dựng và thu hút hàng tỷ USD nhưng thời gian gần đây xu hướng này đang chững lại...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét