Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Khiếu kiện kéo dài, dự án nhà ở của Công ty thuốc lá Sài Gòn “treo” hơn 20 năm

 - Bị khiếu nại kéo dài, dự án Khu nhà ở cán bộ - công nhân viên của Công ty MTV Nhà máy thuốc lá Sài Gòn sau hơn 20 năm vẫn chỉ là bãi đất trống. 

Văn phòng UBND TP.HCM vừa thông báo kết luận của Phó Chủ tịch Võ Văn Hoan về xử lý kết luận thanh tra dự án Khu nhà ở cán bộ - công nhân viên Công ty TNHH MTV Nhà máy thuốc lá Sài Gòn (Công ty thuốc lá Sài Gòn) tại phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức.
 
Về giải quyết khiếu nại của các hộ dân, UBND TP.HCM đề nghị Công ty thuốc lá Sài Gòn thoả thuận với các hộ dân để chấm dứt tình trạng khiếu nại; làm việc với ông Võ Văn Đức và bà Danh Thị Hiền thống nhất phương án bồi thường, hỗ trợ hoặc hoán đổi đất theo như cam kết của công ty.
 
Riêng trường hợp khiếu nại của ông Ngô Mạnh Hân, hiện Toà án Nhân dân TP.HCM đang thụ lý vụ án hành chính, do đó chờ kết quả giải quyết của toà án.
 
Ngoài ra, UBND TP.HCM giao các sở ngành liên quan làm việc với Công ty thuốc lá Sài Gòn về chủ đầu tư dự án. Trường hợp công ty tiếp tục làm chủ đầu tư dự án thì xác định trách nhiệm, quyền lợi cũng như phương án tiếp tục triển khai dự án.

{keywords}
Hơn 20 năm, dự án nhà ở của Công ty thuốc lá Sài Gòn vẫn chỉ là bãi đất trồng vì vướng khiếu kiện kéo dài.

Theo tìm hiểu, ngày 29/3/1997, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 190/TTg thu hồi 44.648m2 đất tại xã Hiệp Bình Chánh, huyện Thủ Đức (nay là phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức); giao cho Công ty TNHH Xây dựng và kinh doanh nhà Đông Dương và Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội sử dụng 42.255m2 để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở cho cán bộ - công nhân viên.
 
Ông Võ Văn Đức, một trong số những hộ dân đang khiếu nại về phần đất của gia đình thuộc dự án cho biết, năm 2005 chủ đầu tư dự án nói trên là Công ty thuốc lá Sài Gòn, bởi lúc này Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội đã được sáp nhập vào Công ty thuốc lá Sài Gòn. Đến tháng 1/2014, quy mô dự án được điều chỉnh còn 32.324m2.
 
Theo ông Đức, đến tháng 9/2016 UBND Thành phố có quyết định gia hạn thêm 24 tháng để chủ đầu tư thực hiện dự án nhưng khi hết thời gian gia hạn chủ đầu tư vẫn không triển khai.
 
“Hiện trạng dự án vẫn là đất trống, không có hàng rào, các hộ dân lấn chiếm để sử dụng và dựng lều tạm bợ làm nơi buôn bán. Gia đình tôi là một trong những hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp của dự án”, ông Đức nói.
 
Tại cuộc họp giải quyết khiếu nại ngày 20/3 vừa qua, ông Trịnh Xuân Quang – Phó Giám đốc Công ty thuốc lá Sài Gòn cho rằng, đối với các hộ dân có chủ quyền đất thuộc dự án công ty đã tiếp xúc, giải quyết đền bù, đối với vụ việc của ông Đức sau này mới xuất hiện. Việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo làm đình trệ, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. 
 
Đại diện Công ty thuốc lá Sài Gòn cho hay, công ty chỉ đại diện 289 cán bộ - công nhân viên làm chủ đầu tư dự án và đã nộp tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Công ty được giao đất nên việc tranh chấp đất, trong đó có hộ ông Đức, không liên quan gì đến công ty (!?).

Bộ Công an điều tra sai phạm tại dự án Khu đô thị Đông Sài Gòn

Bộ Công an điều tra sai phạm tại dự án Khu đô thị Đông Sài Gòn

 Bộ Công an đề nghị chủ đầu tư Khu đô thị Đông Sài Gòn cung cấp các tài liệu, hồ sơ pháp lý của dự án để làm rõ dấu hiệu sai phạm trong quá trình thực hiện dự án này.   

Phương Anh Linh

Dịch Covid-19 tan, nhà đất ‘xanh’ sẽ thống lĩnh thị trường bất động sản

Bùng nổ dòng sản phẩm bất động sản chăm sóc sức khoẻ, chú trọng vào nhu cầu ở thực, khu vực phía Đông sẽ phát triển mạnh chưa từng có… hứa hẹn là xu hướng phát triển của thị trường BĐS Hà Nội sau dịch.

Người Hà Nội dịch chuyển về những khu đô thị xanh

{keywords}
Hà Nội ô nhiễm, thị trường xuất hiện làn sóng dịch chuyển về các đại đô thị xanh phía Đông (nguồn: internet)

Chị Phương Vy - Giám đốc marketing một tập đoàn BĐS lớn phía Bắc, sống 8 năm trong khu đô thị lớn tại trung tâm Hà Nội.

Từ sau Tết, khi thành phố bước vào mùa dịch, cậu con trai duy nhất của chị không đến trường, mà chỉ quanh quẩn ở nhà với bà ngoại. 3 tuần nay, thấy con trai ít nói, lầm lũi hơn. Sau khi tham khảo nhiều ý kiến, chị Linh quyết định rao bán căn hộ trong khu đô thị tiện nghi của mình để chuyển về Ecopark - quyết định mà chị cân nhắc gần 2 năm nay.

“Năm trước, Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng, năm nay lại có nguy cơ dịch bệnh nên bé nhà mình thường bị nhốt trong nhà, chẳng dám cho đi đâu. Lâu lâu, nhìn con thui thủi một mình với máy tính bảng và tivi mình cũng lo lắm, nhưng rồi cứ tặc lưỡi vì đây là tình trạng chung, nhà ai cũng thế.

Tuy nhiên, đến khi thấy con có dấu hiệu trầm cảm thì mình quyết định dọn nhà về thành phố xanh Ecopark ngay lập tức. Về đây, bé nhà mình sẽ có không gian để phát triển toàn diện về cả thể chất, trí tuệ, sự sáng tạo và cả về khả năng phát triển cảm xúc. Đặc biệt, không gian sống tốt cho sức khoẻ cả gia đình mình, khiến mình thấy yên tâm hơn”, chị Linh chia sẻ.

{keywords}
Ecopark - điểm đến ước mơ của người dân Hà Nội giữa mùa ô nhiễm (nguồn: Ecopark community)

Chị Phương Vy không phải là trường hợp cá biệt. Trong 1 tháng qua, thị trường BĐSHà Nội đã bắt đầu chứng kiến sự dịch chuyển mạnh mẽ của cư dân trung tâm thành phố về những khu đại đô thị xanh như Ecopark.

Chị Phương Dung - Sàn bất động sản Titan cho biết: Bước vào mùa dịch, toàn bộ thị trường bất động sản gần như đóng băng. Tuy nhiên, các dòng sản phẩm xanh và phù hợp với nhu cầu ở thực như Ecopark thì lượng khách quan tâm lại tăng đột biến, giao dịch tốt hơn cả thời điểm chưa có dịch.”

3 diễn biến chính của thị trường BĐS Hà Nội trong mùa dịch

Nhìn từ hiện tượng Ecopark, TS. Trần Nguyễn Minh Hải- chuyên gia địa ốc của Trường đại học Ngân hàng TP.HCM cho biết: “Đợt dịch Covid này sẽ là một bước ngoặt, để thị trường bất động sản tái cơ  cấu lại toàn bộ, phát triển bền vững hơn”. Cụ thể:

Thứ nhất, sau đợt dịch, mối quan tâm lớn nhất của người dân là sức khoẻ. Vì vậy  thị trường sẽ chứng kiến sự bùng nổ của các phân khúc bất động sản chăm sóc sức khoẻ (Wellness) với mô hình kiểu mẫu như đại công viên xanh Ecopark.

Đặc trưng của các khu đại đô thị Wellness này là sở hữu không gian cây xanh, mặt nước khổng lồ lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm ha, mật độ xây dựng thấp, lượng cây xanh khổng lồ có thể thanh lọc được không khí ô nhiễm với bầu không khí luôn mát mẻ.

Thứ hai, đợt ô nhiễm nghiêm trọng trong năm 2019 cùng đợt dịch  sẽ khiến thị trường BĐS Hà Nội dịch chuyển mạnh mẽ về phía Đông vì đây là khu vực trong lành nhất của thành phố. Theo TS. Hải, phía Đông Hà Nội là khu vực đầu tiên đón làn gió biển thổi vào, sau đó gió biển mới về trung tâm và phía Tây của thành phố.  

Đây là nguyên nhân chính, khiến các tập đoàn bất động sản lớn liên tục tung ra ra các dự án bất động sản xanh ở khu vực này. Đặc biệt, trong năm 2020, Tập đoàn Ecopark sẽ giới thiệu ra thị trường gần mười dự án thành phần trong đại đô thị Ecopark. Các dự án này được kỳ vọng ngay khi tung ra sẽ tạo nên cơn sốt của thị trường.

{keywords}
Sky Oasis - dòng sản phẩm xanh, vừa túi tiền của Ecopark nóng trong cả mùa dịch (hình phối cảnh dự án)

Đầu tháng 4/2020 Ecopark lên kế hoạch giới thiệu ra thị trường toà tháp cao cấp nhất nằm trong khuôn viên Ecopark cao tới 41 tầng với quy mô 1,256 căn trong khu biệt thự đảo. Đây là toà tháp cao cấp nhất của Ecopark với nhiều tiện ích độc đáo như: hồ bơi kính trên tầng 41, hồ bơi resort, sky garden.

Dự án này không chỉ sở hữu không gian xanh, trong lành và thanh khiết đặc trưng của Ecopark, mà còn được đầu tư một tuyến phố đi bộ sầm uất dài 2.5 km với các phân khu: Tuyến phố ẩm thực, tuyến phố shopping, tuyến phố check-in, tuyến phố fantasy cho trẻ nhỏ, …Khi hoàn thành, phân khu này được kỳ vọng sẽ biển Ecopark trở thành một tổ hợp “xanh hơn resort và vui hơn phố”.

Ngoài xu hướng dịch chuyển về phía đông, phát triển dòng sản phẩm tốt cho sức khoẻ, thị trường Hà Nội còn chứng kiến sự lên ngôi của dòng sản phẩm vừa túi tiền, phù hợp với nhu cầu ở thực. Theo TS. Hải, kinh tế khó khăn trong và sau mùa dịch, sẽ khiến nhu cầu sở hữu bất động sản đầu tư hoặc lướt sóng sụt giảm nghiêm trọng, chỉ có nhu cầu ở thực với dòng sản phẩm vừa túi tiền là không bị đảm bảo, thậm chí còn nóng hơn mùa dịch.

Phương Vy

Thu nhập 30 triệu, vợ vẫn đòi bỏ phố về quê

- Tôi đang băn khoăn trước việc nên về quê sống, hưởng không khí trong lành nhưng ít tiền hay bám trụ ở lại thành phố này.

Tôi đang rơi vào một tình huống trớ trêu, không biết phải giải quyết thế nào. 

Năm nay tôi đã 35 tuổi, lập gia đình được 8 năm. Vợ tôi làm  kế toán tại một công ty về mỹ phẩm, tôi làm nhân viên kinh doanh cho một công ty nội thất. Tổng thu nhập của gia đình tôi hiện lên tới 30 triệu đồng/tháng.

Với mức thu nhập trên, nhiều gia đình khác đã mua được căn hộ chung cư tiền tỷ ở Hà Nội, sống cuộc sống thoải mái. Còn vợ chồng tôi và hai cô con gái vẫn phải ở nhà thuê.

Thực ra, chúng tôi không phải là dạng người ăn tàn phá hại mà tiêu xài sạch số tiền kiếm được để đến mức phải đi ở trọ suốt từng ấy năm. Chúng tôi cũng chắt bóp chi tiêu, tiết kiệm từng đồng một. Tuy nhiên, tiền phí sinh hoạt hàng tháng, tiền học chính rồi học thêm cho con, tiền sữa, tiền ma chay hiếu hỷ, xăng xe, tiền tiêu vặt... quần quật một năm, một mùa lễ Tết về quê, tiền tàu xe, tiền mừng tuổi, tiền quà cáp lại khiến vợ chồng tôi quay trở về vạch ban đầu, năm này qua năm khác.

Nhiều lúc, tôi rất chán nản, buồn bã vì biết bao người có thu nhập thấp hơn, vậy mà họ vẫn có tiền để mua nhà Hà Nội. Trong khi vợ chồng tôi có thu nhập khá cao vẫn phải đi ở thuê. Vậy là, kể từ khi đó, tôi bắt đầu lên kế hoạch chi tiêu, chịu khó tằn tiện, tiết kiệm thì mỗi tháng cũng cất được khoảng 5 -7  triệu đồng. Tôi dự tính mấy năm nữa sẽ cố gắng dồn tiền, vay thêm người thân và ngân hàng để mua nhà Hà Nội. 

Tuy nhiên, tính toán của tôi có nguy cơ đổ vỡ vì dạo này vợ tôi không hiểu sao lại liên tục đòi về quê sống.

{keywords}
Ảnh minh họa

Lần đầu tiên cô ấy đề cập tới vấn đề này là vào mấy tháng trước, khi mà chất lượng không khí ở Hà Nội chuyển biến xấu, cô ấy sợ cứ sống mãi ở Thủ đô mà như thế này không sớm thì muộn cũng rước bệnh. Thú thực, ngày trước tôi chẳng cảm nhận thấy gì khác biệt cả, nhưng khi nghe báo đài nói nhiều, rồi vợ tôi cũng liên tục bị hắt hơi, sổ mũi tôi mới để ý hơn đến vấn đề này.

Ban đầu, tôi động viên vợ cố gắng chịu đựng, chờ chất lượng không khí cải thiện. Bao nhiêu người cùng hít thở chung bầu không khí này chứ có phải riêng mỗi nhà tôi đâu. Rồi bao nhiêu năm qua có người nào gặp vấn đề gì về hô hấp đâu. Tôi còn phân tích cho vợ hiểu rằng, so với người khác, vợ chồng tôi còn may mắn vì có thu nhập, còn có công việc nên phải cố gắng bám trụ vì tương lai của con cái sau này.

Vơ tôi nghe vậy thì từ đợt đó cũng không thấy nhắc nhở tôi chuyện về quê sống nhưng gần đây, công việc khó khăn hơn, áp lực nhiều, các con được gửi về quê cho ông bà trông giữ do nghỉ học kéo dài. Chúng lại quen với cuộc sống tự do tự tại ở quê nên không muốn trở lại Hà Nội. Vợ tôi lại đề nghị tôi suy nghĩ chuyện chuyển về quê sống.

Cô ấy liên tục nói về việc ở đây chúng tôi không có tương lai, nếu cứ bám trụ Hà Nội để có được cái mác dân Thủ đô nhưng cuộc sống vợ chồng con cái lại không được thoải mái, thiếu an toàn. Cô ấy còn bảo sống phải biết theo thời thế, bây giờ về quê là an toàn nhất.

Ngoài ra, hai vợ chồng tôi có thu nhập cao, sống ở thành phố  bao nhiêu năm mà chẳng bằng người ở quê. Ở thành phố vừa phải ở nhà trọ, vừa ô nhiễm, khói bụi, bệnh tật,.. mà thực phẩm thì lại đắt đỏ, không rõ nguồn gốc. Trong khi ở quê thì chả sợ bệnh tật gì. Chúng tôi vừa có nhà mà mọi thứ cái gì cũng đơn giản, ăn uống yên tâm không độc hại gì. Hoa quả ngoài vườn mùa nào trái đó, gà chạy như đi siêu thị ngoài sân, cá thì dưới ao, rau chỗ nào cũng mọc.

Tôi thì rất lăn tăn về việc này bởi xét cho cùng, ở đây tôi đang có một công việc tốt, thu nhập cao nên không muốn về quê. Ở quê cuộc sống bấp bênh, không có việc làm, rồi điều kiện giao thông, bệnh viện, chất lượng giáo dục cũng không thể bằng ở Hà Nội .

Tôi cũng biết bao nhiêu người ở quê muốn lên thành phố ở, lập nghiệp mà không được, đằng này chúng tôi có công việc ổn định, thu nhập cao lại kéo nhau về quê thì không ổn.

Thú thực mà nói, tôi là người từng học giỏi, là niềm tự hào của gia đình, dòng họ. Bây giờ tôi tự dưng lại bỏ phố về quê liệu có ổn không. Rồi gia đình tôi liệu có mất mặt với họ hàng, làng xóm không?

Hiện tôi chưa biết nên làm thế nào. Theo mọi người tôi có nên nghe theo lời vợ chuyển hẳn về quê sống hay cứ cố gắng bám trụ Thủ đô?

Nguyenam@...

Cuộc sống thảnh thơi của Phó Giám đốc từ khi cho thuê nhà rồi đi ở trọ

Cuộc sống thảnh thơi của Phó Giám đốc từ khi cho thuê nhà rồi đi ở trọ

- Bạn bè, người thân biết chúng tôi từ bỏ nhà mặt phố để về quê ở trọ thì ai cũng can ngăn vì cho rằng đó là quyết định bốc đồng. 

Bất động sản ven biển vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn

Theo các chuyên gia, bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn và có khả năng mang lại nhiều cơ hội. Sau khi dịch Covid-19 qua đi, một số phân khúc sản phẩm được kỳ vọng bùng nổ mạnh mẽ.

Khó khăn chỉ tạm thời

Phần lớn các hoạt động kinh tế - xã hội đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Thị trường bất động sản cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, đối với bất động sản, tác động từ dịch chỉ là khó khăn tạm thời, về lâu dài vẫn không thể kìm hãm sự phát triển của thị trường. Hiện tại, thị trường bất động sản đang chịu độ nén cao, khi dịch bệnh được kiểm soát, các chủ đầu tư ra hàng, người có nhu cầu mua bất động sản sẽ mạnh tay xuống tiền.

 Cũng theo phân tích của các chuyên gia, thị trường bất động sản đối mặt với điều khó khăn cơ bản và mang tính dài hạn nhất chính là nguồn cung hạn hẹp, trong khi đó lực cầu của thị trường quá lớn. Đây chính là yếu tố mang lại cơ hội lớn cho giới đầu tư có khả năng trường vốn và nắm bắt được cơ hội ở thời điểm này.

{keywords}
 Bất động sản vẫn là tài sản tích luỹ bền vững

Như vậy, câu chuyện mà nhà đầu tư phải tính toán hiện giờ là làm sao để nắm bắt đúng cơ hội. Trong đầu tư, có nhiều kênh để lựa chọn từ chứng khoán, vàng, USD, bất động sản. Mỗi kênh đầu tư có ưu điểm và nhược điểm riêng, cho nên tùy vào sự phán đoán, cũng như sức chịu đựng và sự dẻo dai của mỗi nhà đầu tư mà chọn một loại hình đầu tư phù hợp.

Với các kênh đầu tư vào vàng, chứng khoán, USD người đầu tư phải trang bị kiến thức và thường xuyên theo dõi, cập nhật để linh hoạt đưa ra quyết định khi dự báo có nhiều biến động, nhằm tránh rủi ro. Còn đối với bất động sản, lại đòi hỏi nhà đầu tư phải tìm hiểu thị trường, xu hướng và có độ bám dài hơi mới có khả năng thu được lợi nhuận cao.

Bất động sản ven biển có lợi thế

Theo ông Nguyễn Quốc Bảo - Phó tổng Giám đốc Tập đoàn Danh Khôi, qua nhiều giai đoạn diễn biến của nền kinh tế cho thấy bất động sản vẫn là kênh đầu tư được thu hút nhất. Sức hấp dẫn của bất động sản chính là ở yếu tố gia tăng giá trị qua thời gian. Nhìn lại lịch sử thị trường suốt nhiều thập niên qua có thể thấy, cứ sau mỗi lần khủng hoảng, những nhà đầu tư biết nắm bắt cơ hội thường kiếm được nhiều tiền hơn.

Cũng theo ông Bảo phân tích, trong giai đoạn thị trường hiện nay, phương án đầu tư lướt sóng trong ngắn hạn sẽ khó, nhưng đầu tư mang tính chiến lược với các dòng sản phẩm bất động sản có pháp lý đầy đủ, có vị trí tốt, nguồn cung hạn chế lại sẽ là kênh đầu tư an toàn và khả năng sinh lời nhiều ở thời gian sau.

Trong các phân khúc sản phẩm được nhận định nhiều cơ hội, đất nền ven biển nằm trong danh sách đó. Thời gian qua, thị trường đất nền ven biển tại nhiều khu vực, đặc biệt là các khu vực dọc ven biển miền Trung đã chứng kiến cuộc đổ bộ của các nhà đầu tư. Mọi người tìm kiếm những cơ hội đầu tư tại khu vực này, tạo nên nhịp sôi động cho thị trường. Với nhu cầu tích luỹ tài sản tăng cao, trong khi nguồn cung không nhiều là điều kiện thuận lợi cho khá nhiều dự án ven biển tung hàng trong thời gian qua có biên độ tăng giá  mạnh.

{keywords}
Khai thác tiềm năng du lịch, bất động sản ven biển có giá trị cao

Để nắm phần cơ hội, Tập đoàn Danh Khôi đã phát triển dự án đất nền ven biển Kỳ Co Gateway tại vùng biển Nhơn Hội thuộc Thành phố Quy Nhơn, Bình Định. Trong giai đoạn thị trường bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các sản phẩm Kỳ Co Gateway tạo cơ hội cho người mua bằng chính sách thanh toán đột phá, đã thu hút đông đảo khách hàng địa phương. Cụ thể, khách hàng chỉ cần thanh toán vài phần trăm giá trị, còn lại sẽ thực hiện đóng theo tiến độ với thời gian kéo dài và chia thành nhiều giai đoạn khác nhau.

Theo nhận định của các chuyên gia, bất động sản vẫn được coi là một trong những kênh cất giữ tài sản tương đối an toàn trong trường hợp khủng hoảng kinh tế, thực tiễn đã chứng minh qua các cuộc khủng hoảng đóng băng của thị trường bất động sản các năm 2008, 2011. Thêm vào đó, trong “cơn bão” của dịch Covid-19 diễn ra toàn cầu, lượng lớn Việt Kiều đã đổ về nước gia đây là cơ hội cho thị trường bất động sản ven biển thu hút dòng vốn của khách hàng. Các địa điểm du lịch mới nổi và giá bất động sản còn mềm như Quy Nhơn (Bình Định) sẽ được chú ý lựa chọn.

Theo ông Nguyễn Quốc Bảo - Phó tổng Giám đốc Tập đoàn Danh Khôi, bất động sản ven biển là kênh đầu tư an toàn và hấp dẫn vì giá trị của tài sản tăng cao qua thời gian. Các sản phẩm có pháp lý lâu dài như đất nền tại Kỳ Co Gateway càng thêm lợi thế.

Tấn Tài

Khảo sát loạt chung cư văn phòng về phòng chống dịch Covid-19

- Bộ Xây dựng chỉ đạo khảo sát ngay việc phòng chống dịch tại các khu chung cư, nhất là chung cư cũ và toà văn phòng để bảo vệ sức khoẻ người dân trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh vừa chủ trì cuộc họp phòng chống dịch Covid-19 đưa ra nhiều giải pháp phòng chống dịch đối với ngành xây dựng.

Trong đó, đối với việc phòng chống dịch tại các chung cư, toà nhà văn phòng, lãnh đạo Bộ giao cho Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản thực hiện ngay khảo sát tình hình phòng chống dịch tại các chung cư, nhất là chung cư cũ và các toà nhà văn phòng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phòng chống dịch hiệu quả, bảo vệ sức khoẻ người dân.

{keywords}
Người dân sử dụng nước rửa tay sát khuẩn tại khu vực công cộng trong chung cư Imperia Sky Garden (Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Với các doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng, Bộ yêu cầu tập trung phân tích đánh giá khó khăn trong tình hình hiện tại, nghiên cứu giải pháp phù hợp nhằm phục hồi sản xuất kinh doanh, bù đắp, giảm thiểu thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng khuyến khích cán bộ nhân viên làm việc online, trừ trường hợp đặc biệt mới đến cơ quan.

Ghi nhận thực tế, thời gian qua việc phòng chống dịch tại các chung cư đều được các ban quản lý, ban quan trị chủ động với nhiều biện pháp tích cực. Từ phun khử trùng khu vực toà nhà đến việc thông tin, trang bị khẩu trang, nước sát khuẩn tại các khu vực công cộng thang máy, thư viện…

{keywords}
Khu chung cư HH01B KĐT Thanh Hà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) phong tỏa thực hiện phân vùng, dập dịch ngay khi có thông tin cư dân dương tính Covid-19.

Việc phong toả, cách ly chung cư khi có cư dân dương tính Covid-19 cũng được triển khai khẩn trương. Mới đây, Hà Nội đã phong tỏa tòa nhà HH01B KĐT Thanh Hà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai) do có 2 người dương tính Covid-19.

Theo đó, ngay sau khi nắm thông tin, BCĐ huyện Thanh Oai đã tổ chức phun khử khuẩn tại nhà bệnh nhân và toàn bộ hành lang, cầu thang máy, mặt sảnh tòa nhà....Đồng thời, phong tỏa tòa nhà, khóa cầu thang máy, cửa ra vào, điều tra tiếp các hộ liền kề các quán, siêu thị liên quan thực hiện phân vùng, dập dịch theo quy định.

Thống kê sơ bộ đến nay cho thấy, cả nước có khoảng 3.000 tòa nhà chung cư; trong đó tập trung chủ yếu tại thành phố Hà Nội và TPHCM. Nguồn cung căn hộ chung cư cũng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn cung nhà ở tại 2 thành phố này.

Còn theo Sở Xây dựng Hà Nội, đến nay có 13,5% dân số Hà Nội đang sinh sống ở chung cư. Thành phố có gần 2.600 chung cư, chiếm 58% số lượng chung cư của cả nước, trong đó có gần 1.580 chung cư cũ, 845 chung cư thương mại và 174 chung cư cũ.

Nhật Minh

Không tập trung quá 10 công nhân một chỗ trên công trình xây dựng

Không tập trung quá 10 công nhân một chỗ trên công trình xây dựng

- Sở Xây dựng Đà Nẵng yêu cầu dừng hoạt động công trình xây dựng nếu không đảm bảo tuân thủ các quy định phòng chống dịch Covid-19.

Thu nhập 30 triệu, vợ tôi muốn về quê sống

- Tôi đang băn khoăn trước việc nên về quê sống, hưởng không khí trong lành nhưng ít tiền hay bám trụ ở lại thành phố này.

Tôi đang rơi vào một tình huống trớ trêu, không biết phải giải quyết thế nào. 

Năm nay tôi đã 35 tuổi, lập gia đình được 8 năm. Vợ tôi làm  kế toán tại một công ty về mỹ phẩm, tôi làm nhân viên kinh doanh cho một công ty nội thất. Tổng thu nhập của gia đình tôi hiện lên tới 30 triệu đồng/tháng.

Với mức thu nhập trên, nhiều gia đình khác đã mua được căn hộ chung cư tiền tỷ ở Hà Nội, sống cuộc sống thoải mái. Còn vợ chồng tôi và hai cô con gái vẫn phải ở nhà thuê.

Thực ra, chúng tôi không phải là dạng người ăn tàn phá hại mà tiêu xài sạch số tiền kiếm được để đến mức phải đi ở trọ suốt từng ấy năm. Chúng tôi cũng chắt bóp chi tiêu, tiết kiệm từng đồng một. Tuy nhiên, tiền phí sinh hoạt hàng tháng, tiền học chính rồi học thêm cho con, tiền sữa, tiền ma chay hiếu hỷ, xăng xe, tiền tiêu vặt... quần quật một năm, một mùa lễ Tết về quê, tiền tàu xe, tiền mừng tuổi, tiền quà cáp lại khiến vợ chồng tôi quay trở về vạch ban đầu, năm này qua năm khác.

Nhiều lúc, tôi rất chán nản, buồn bã vì biết bao người có thu nhập thấp hơn, vậy mà họ vẫn có tiền để mua nhà Hà Nội. Trong khi vợ chồng tôi có thu nhập khá cao vẫn phải đi ở thuê. Vậy là, kể từ khi đó, tôi bắt đầu lên kế hoạch chi tiêu, chịu khó tằn tiện, tiết kiệm thì mỗi tháng cũng cất được khoảng 5 -7  triệu đồng. Tôi dự tính mấy năm nữa sẽ cố gắng dồn tiền, vay thêm người thân và ngân hàng để mua nhà Hà Nội. 

Tuy nhiên, tính toán của tôi có nguy cơ đổ vỡ vì dạo này vợ tôi không hiểu sao lại liên tục đòi về quê sống.

{keywords}
Ảnh minh họa

Lần đầu tiên cô ấy đề cập tới vấn đề này là vào mấy tháng trước, khi mà chất lượng không khí ở Hà Nội chuyển biến xấu, cô ấy sợ cứ sống mãi ở Thủ đô mà như thế này không sớm thì muộn cũng rước bệnh. Thú thực, ngày trước tôi chẳng cảm nhận thấy gì khác biệt cả, nhưng khi nghe báo đài nói nhiều, rồi vợ tôi cũng liên tục bị hắt hơi, sổ mũi tôi mới để ý hơn đến vấn đề này.

Ban đầu, tôi động viên vợ cố gắng chịu đựng, chờ chất lượng không khí cải thiện. Bao nhiêu người cùng hít thở chung bầu không khí này chứ có phải riêng mỗi nhà tôi đâu. Rồi bao nhiêu năm qua có người nào gặp vấn đề gì về hô hấp đâu. Tôi còn phân tích cho vợ hiểu rằng, so với người khác, vợ chồng tôi còn may mắn vì có thu nhập, còn có công việc nên phải cố gắng bám trụ vì tương lai của con cái sau này.

Vơ tôi nghe vậy thì từ đợt đó cũng không thấy nhắc nhở tôi chuyện về quê sống nhưng gần đây, công việc khó khăn hơn, áp lực nhiều, các con được gửi về quê cho ông bà trông giữ do nghỉ học kéo dài. Chúng lại quen với cuộc sống tự do tự tại ở quê nên không muốn trở lại Hà Nội. Vợ tôi lại đề nghị tôi suy nghĩ chuyện chuyển về quê sống.

Cô ấy liên tục nói về việc ở đây chúng tôi không có tương lai, nếu cứ bám trụ Hà Nội để có được cái mác dân Thủ đô nhưng cuộc sống vợ chồng con cái lại không được thoải mái, thiếu an toàn. Cô ấy còn bảo sống phải biết theo thời thế, bây giờ về quê là an toàn nhất.

Ngoài ra, hai vợ chồng tôi có thu nhập cao, sống ở thành phố  bao nhiêu năm mà chẳng bằng người ở quê. Ở thành phố vừa phải ở nhà trọ, vừa ô nhiễm, khói bụi, bệnh tật,.. mà thực phẩm thì lại đắt đỏ, không rõ nguồn gốc. Trong khi ở quê thì chả sợ bệnh tật gì. Chúng tôi vừa có nhà mà mọi thứ cái gì cũng đơn giản, ăn uống yên tâm không độc hại gì. Hoa quả ngoài vườn mùa nào trái đó, gà chạy như đi siêu thị ngoài sân, cá thì dưới ao, rau chỗ nào cũng mọc.

Tôi thì rất lăn tăn về việc này bởi xét cho cùng, ở đây tôi đang có một công việc tốt, thu nhập cao nên không muốn về quê. Ở quê cuộc sống bấp bênh, không có việc làm, rồi điều kiện giao thông, bệnh viện, chất lượng giáo dục cũng không thể bằng ở Hà Nội .

Tôi cũng biết bao nhiêu người ở quê muốn lên thành phố ở, lập nghiệp mà không được, đằng này chúng tôi có công việc ổn định, thu nhập cao lại kéo nhau về quê thì không ổn.

Thú thực mà nói, tôi là người từng học giỏi, là niềm tự hào của gia đình, dòng họ. Bây giờ tôi tự dưng lại bỏ phố về quê liệu có ổn không. Rồi gia đình tôi liệu có mất mặt với họ hàng, làng xóm không?

Hiện tôi chưa biết nên làm thế nào. Theo mọi người tôi có nên nghe theo lời vợ chuyển hẳn về quê sống hay cứ cố gắng bám trụ Thủ đô?

Nguyenam@...

Cuộc sống thảnh thơi của Phó Giám đốc từ khi cho thuê nhà rồi đi ở trọ

Cuộc sống thảnh thơi của Phó Giám đốc từ khi cho thuê nhà rồi đi ở trọ

- Bạn bè, người thân biết chúng tôi từ bỏ nhà mặt phố để về quê ở trọ thì ai cũng can ngăn vì cho rằng đó là quyết định bốc đồng. 

Chỉ tiêu 30% thu nhập, sau 4 năm vợ chồng trẻ sắm nhà Hà Nội, còn tiết kiệm được hơn 2 tỷ

Ngay sau cưới mọi khoản chi tiêu hàng tháng đều phải lên kế hoạch rõ ràng, tuyệt đối không tiêu 30% thu nhập, tránh vung tay quá trán.

Đó là câu chuyện chi tiêu của vợ chồng chị Liên (Hoàng Mai, Hà Nội.

Chị Liên chia sẻ, hai vợ chồng chị đều xuất thân tỉnh lẻ, chị quê ở Thái Bình, còn chồng chị Nam Định. Anh chị bằng tuổi, cưới nhau năm 2015.

Trước đó anh chị hẹn hò 3 năm. Chị kể, trong quãng thời gian yêu, vì đã xác định chuyện tình cảm nên hai người quyết định tập chung tiết kiệm ngay từ đầu để sau này cưới sẽ mua nhà.

Chồng chị làm bên khối xây dựng, lương khi ấy được 15 triệu, chị làm kế toán, lương 10 triệu. Nhận lương xong là anh chỉ giữ lại 5 triệu chi tiêu còn gửi chị 10 triệu.

Chị Liên cũng chỉ chi tiêu trong vòng 5 triệu, còn lại bỏ 5 triệu ra tiết kiệm cùng bạn trai. Vị chi khi đó, mỗi tháng anh chị đã để ra được 15 triệu.

Hai người quy định rõ, nếu có phát sinh khoản nào cần chi thì phải tự kiếm để bù vào chứ tuyệt đối không động tới tiền tiết kiệm. Vậy nên trong vòng 2 năm, anh chị đã để ra được 360 triệu.

Tới giờ mỗi khi kể lại chuyện vợ chồng rủ nhau tiết kiệm từ khi yêu, chồng chị lại tếu táo chọc vợ: "Mình liều thật, tháng nào cũng vác hết lương gửi người yêu. Nhỡ bị bùng quả thì coi như mất hết 2 năm ki cóp". Chị Liên vui vẻ kể lại.

Chỉ tiêu 30% thu nhập, sau 4 năm cưới cặp vợ chồng trẻ bằng tuổi sắm nhà Hà Nội, còn tiết kiệm được hơn 2 tỷ - Ảnh 1.

Đầu năm 2015 vợ chồng chị Liên chính thức kết hôn. Để thực hiện được mục tiêu mua nhà của vợ chồng, chị Lan đã vạch rõ kế hoạch chi tiêu mỗi tháng cho mình.

Chỉ tiêu 30% thu nhập, sau 4 năm cưới cặp vợ chồng trẻ bằng tuổi sắm nhà Hà Nội, còn tiết kiệm được hơn 2 tỷ - Ảnh 3.

Cả mình với chồng đều thống nhất một tháng không tiêu quá 30% thu nhập. Lương của anh nhà mình tại thời điểm sau cưới là 19 triệu, mình thấp hơn chỉ được 11 triệu. Tổng thu nhập của 2 người là 30 triệu. Trong đó mình chia rõ.

Tiền nhà, điện nước: 3 triệu

Tiền ăn: 3 triệu

Xăng xe đi lại: 500k

Đối nội đối ngoại, hiếu hỉ: 1.5 triệu

Vợ chồng mình kế hoạch 2 năm mới sinh con nên chưa phải lo tiền sữa bỉm cũng đỡ. Tính ra mỗi tháng mình cất đi được 22 triệu.

Trong vòng 2 năm, mình tiết kiệm được thêm 480 triệu, cộng với 360 triệu chúng mình góp chung từ trước cưới, thêm lời lãi ngân hàng. Cộng lại mình có được hơn 900 triệu trong tài khoản. Mình bàn với chồng bán hết vàng cưới được hơn trăm triệu dồn vào 1 căn hộ 72m² ở Khu Hà Đông với giá 1.07 tỷ. Vậy là không phải vay ngân hàng.

Chỉ tiêu 30% thu nhập, sau 4 năm cưới cặp vợ chồng trẻ bằng tuổi sắm nhà Hà Nội, còn tiết kiệm được hơn 2 tỷ - Ảnh 2.
Chỉ tiêu 30% thu nhập, sau 4 năm cưới cặp vợ chồng trẻ bằng tuổi sắm nhà Hà Nội, còn tiết kiệm được hơn 2 tỷ - Ảnh 3.

Căn hộ vợ chồng chị Liên đang ở.

Có nhà rồi chị Liên mới sinh con. 3 triệu tiền thuê nhà trước đây lại bù vào khoản bỉm sữa cho con. Như thế các khoản chi tiêu cứng mỗi tháng của gia đình vẫn cố định. Thi thoảng chồng chị làm thêm bên ngoài, được bao nhiêu lại đưa vợ bỏ sổ tiết kiệm.

"Đầu năm 2018, sổ tiết kiệm của mình có đúng 300 triệu, được bạn bè giới thiệu cho mảnh đất phía ngoại ô rộng 50 mét, giá 600 triệu. Hai vợ chồng lại đánh về quê vay bố mẹ hai bên thêm 300 triệu mua mảnh đất ấy. Không ngờ chưa đầy 1 năm sau đã có người trả mình 1.3 tỷ.

Thấy được giá mình bán lấy tiền quay về khu Hà Đông của mình mua hai mảnh đất dịch vụ, một mảnh gần 500 triệu, một mảnh 650 triệu, tính để đó, khi nào được giá sẽ bán cả 2. Hoặc bán 1, giữ lại một xây nhà về đó ở nếu không thích chung cư nữa."

Chỉ tiêu 30% thu nhập, sau 4 năm cưới cặp vợ chồng trẻ bằng tuổi sắm nhà Hà Nội, còn tiết kiệm được hơn 2 tỷ - Ảnh 4.

Tính tới thời điểm này, theo giá thị trường thì 2 mảnh đất ấy mỗi mảnh cũng được gần 1 tỷ. Tuy không lên nhanh như mong đợi ban đầu nhưng cũng không tới mức tệ." Chị Liên vui vẻ chia sẻ.

Hiện tại, tuy vợ chồng đã có nhà, có đất để dành như thế nhưng chị Liên kể, chị vẫn duy trì kế hoạch chi tiêu không quá 30% thu nhập mỗi tháng vì chị bảo: "Thời buổi làm ăn kinh tế mỗi ngày mỗi khó, lại dịch bệnh thế này chi tiêu phải khoa học, tiết kiệm không được vung tay quá trán. Tránh trường hợp có tình huống xấu nào đó ập tới lại khó hòng chống đỡ được. Vậy nên dù gì, riêng khoản tài chính, kinh tế là mình phải có sự chuẩn bị trước".

Theo afamily

Bí quyết chi tiêu giúp người đàn ông mua đứt căn nhà 7 tỷ chỉ trong vòng 3 năm

Bí quyết chi tiêu giúp người đàn ông mua đứt căn nhà 7 tỷ chỉ trong vòng 3 năm

Cách tiết kiệm ngay từ khi còn học trung học giúp người đàn ông này nhanh chóng sở hữu khối bất động sản có giá trị 7 tỷ đồng ngay từ khi còn trẻ và hướng tới mục tiêu nghỉ hưu sớm ở tuổi 40.

Ham đất nông nghiệp giá rẻ, tôi vừa mất tiền vừa ôm cục tức

Ham đất nông nghiệp giá rẻ, tôi vừa mất tiền vừa ôm cục tức vì mua phải dự án bánh vẽ của một công ty bất động sản tại Bà Rịa Vũng Tàu.

Dưới đây là câu chuyện mắc lừa vì ham đất nông nghiệp giá rẻ của anh Đ.V.B (Bà Rịa – Vũng Tàu):

Tôi sống ở một thị xã thuộc thành phố Bà Rịa – Vũng Tàu. Trên địa bàn, mấy năm nay rất nhiều người trúng mánh nhờ buôn bán đất, nên những người dân thường như tôi cũng rất ham, có tiền là dồn vào săn lùng đất giá rẻ chờ bán lại kiếm lời.

Năm 2018 là thời điểm xuất hiện rất nhiều doanh nghiệp đổ về Bà Rịa – Vũng Tàu làm dự án mới, chủ yếu là dự án phân lô bán nền trên đất nông nghiệp. Đây cũng là năm có nhiều dự án đất nền của Công ty địa ốc Alibaba quảng cáo, rao bán rầm rộ.

Người quen của tôi bỏ ra cả tỷ đồng gom rất nhiều nền đất cùng lúc, sau đó bán sang tay, mỗi nền kiếm vài chục triệu. Người này rủ tôi mua một nền, số tiền bỏ ra ban đầu không nhiều, mua xong bán lại ngay là có thể kiếm được tiền dễ dàng. Thấy “ngon ăn”, đầu năm 2019 tôi cũng dùng số tiền gom góp được để mua một nền đất diện tích 130m2, với giá 470 triệu đồng do công ty H.L làm chủ đầu tư. Số tiền đặt cọc trước là 50 triệu đồng.

Công ty này có tới mấy dự án ở thị xã Phú Mỹ nên tôi cũng an tâm, và hi vọng trong thời gian ngắn có thể sang tay nhanh chóng để kiếm tiền chênh. Hơn nữa, thời điểm đó, không chỉ tôi, rất nhiều người xuống tiền mua đất tại các dự án tương tự của Alibaba.

Dự án tôi mua được chủ đầu tư làm đường nội bộ, trồng cây hai bên... tương đối khang trang. (Sau này tôi mới biết đây chỉ là thủ đoạn của chủ dự án để tạo tâm lý an tâm cho nhà đầu tư nhưng đều là xây dựng lén lút, không được chính quyền địa phương cấp phép. Phần xây dựng sai phép này cũng bị chính quyền địa phương cưỡng chế tháo dỡ.)

Sau khi ký hợp đồng cọc, tôi thấy đất ở đây còn có cơ hội tăng giá cao hơn nữa vì rất nhiều người đang muốn mua vào, nên tôi chưa vội bán ngay mà muốn chờ thêm để giá lên cao hơn. Do đó, tôi tiếp tục ký hợp đồng góp vốn với chủ đầu tư và đóng vào tổng số tiền 200 triệu đồng, chờ nhận nền đóng nốt số tiền còn lại.

Máy xúc phá dỡ đường trong dự án đất nông nghiệp phân lô, ba người đàn ông đứng xem.


Một dự án trên đất nông nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu bị cưỡng chế phá dỡ do vi phạm xây dựng. Ảnh: NLD

Trong thời gian chờ đợi, vào tháng 6/2019, một dự án ở Phú Mỹ của Alibaba bị cưỡng chế tháo dỡ. Sau đó, thủ lĩnh công ty bị bắt... khiến những khách hàng như chúng tôi cũng đứng ngồi không yên. Lúc này, tôi có muốn bán lại lô đất cũng khó, vì ai cũng sợ rủi ro, không dám mua vào.

Lo lắng, tôi cùng nhiều người đốc thúc thì được giám đốc công ty viết xác nhận và trực tiếp ký vào hợp đồng hẹn sẽ trả nền và sổ đỏ vào tháng 2/2020. Có chữ ký làm tin, chúng tôi tiếp tục chờ đợi. Nhưng đến nay, chúng tôi vẫn không được nhận nền, gọi cho ông này thì không liên lạc được. Hiện các khách hàng cũng đã gửi đơn thư tố cáo. Giữa tháng 3 vừa qua, một số cơ quan báo chí cũng về địa phương điều tra thông tin và tìm cách liên lạc với giám đốc công ty, nhưng tất cả các số điện thoại trên hợp đồng ký với khách đều đã tạm khóa. Công ty cũng đã gỡ hết biển hiệu, văn phòng đóng cửa.

Tôi tự tìm hiểu được biết, hàng trăm khách hàng cũng mua đất của công ty này giống tôi, có người mua cùng lúc nhiều nền đất, nộp cho chủ đầu tư cả tỷ đồng. Nhiều người ký hợp đồng cọc, đã đóng cho chủ đầu tư ít nhất một vài trăm triệu. Như vậy, tính sơ sơ, chủ đầu tư đã giữ của khách hàng vài chục tỷ đồng.

Đến giờ, tôi gần như đã mất hết hi vọng lấy lại số tiền bỏ ra khi chủ công ty bỏ trốn, địa phương xác nhận dự án mà tôi đầu tư chỉ là “bánh vẽ”. Số tiền 200 triệu đồng là khoản tích lũy suốt mấy năm trời của hai vợ chồng nên chúng tôi rất xót. Mất tiền, chúng tôi còn ôm thêm cục tức vì đã mất nhiều thời gian chờ đợi, lại còn phải đi đốc thúc và khiếu kiện chủ đầu tư tốn rất nhiều thời gian, công sức.

Thế mới thấy, bất động sản không phải lĩnh vực đầu tư hoàn toàn ngon ăn như nhiều người nghĩ, người được nhiều nhưng người mất cũng không ít. Qua câu chuyện của tôi, mong rằng mọi người phải tìm hiểu thật kỹ thông tin trước khi mua bán. Nên cảnh giác với đất nền giá rẻ, nhất là những dự án triển khai trên đất nông nghiệp. Tốt nhất nên có xác minh của chính quyền địa phương để biết chắc suất đầu tư của mình an toàn.

Theo Bất động sản

Nhà đầu tư 9X linh hoạt thích ứng giữa đại dịch Covid-19

Nhà đầu tư 9X linh hoạt thích ứng giữa đại dịch Covid-19

“Thuê rồi cho thuê lại” là hướng đi của phần lớn những nhà đầu tư 8X, 9X ít vốn khi tham gia đầu tư bất động sản, tiêu biểu là homestay, nhà trọ cho thuê.

Nhà đầu tư khốn khổ với “con gà đẻ trứng vàng”

Nhà phố thương mại shophouse từng được ví như “con gà đẻ trứng vàng” nhưng lại đang khiến dân đầu tư khốn đốn bởi tác động của dịch Covid 19.

Là sự kết hợp giữa nhà ở và cửa hàng thương mại, nhà phố thương mại (shophouse) có lịch sử lâu đời ở nhiều quốc gia phát triển. Đến năm 2015, loại hình bất động sản này mới du nhập vào các thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng…

Được biết, nhà phố thương mại là khối đế chung cư hay dãy nhà phố trong khu đô thị thường nằm ở vị trí đắc địa, dễ dàng tiếp cận khách hàng thường xuyên qua lại khu vực của dự án. Với lợi thế này, shophouse được đánh giá là loại hình bất động sản có khả năng sinh lời cao.

Thế nhưng kể từ thời điểm du nhập vào Việt Nam đến nay, mô hình nhà phố thương mại đang khiến nhiều nhà đầu tư vỡ mộng. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, nhiều nhà đầu tư càng lao đao với shophouse.

Bà Đặng Giang Hương - người đã mạnh tay đầu tư 2 căn shophouse tại một dự án chung cư thuộc quận Hai Bà Trưng đang đứng ngồi không yên với shophouse. Nhiều năm trước bà chọn shophouse vì tin rằng sự kết hợp giữa nhà ở và cửa hàng thương mại là yếu tố khiến shophouse tối đa hóa lợi nhuận cho thuê. Không gian thương mại ở tầng 1 có thể cho thuê làm cửa hàng hoặc văn phòng. Không gian nhà ở bên trên, tùy nhu cầu, gia chủ có thể ở hoặc cho thuê lại. Bà tính toán tỷ lệ khai thác cho thuê của shophouse đạt từ 8-12%/năm. Như vậy, con số này cao và an toàn hơn so với việc đem tiền gửi ngân hàng hay đầu tư chứng khoán.

Thế nhưng, theo bà, thực tế không đẹp như bà tính toán và những lời quảng cáo. Hai năm đầu tiên, shophouse của bà rất “phập phù” khách thuê do cư dân ở các tòa chung cư của dự án chưa về đông. Do đó, shophoue không có nguồn cầu ổn định và dồi dào. Người thuê đều trả mặt bằng trước hạn. Khoảng 1 năm gần đây, cư dân của các tòa chung cư trở nên đông đảo, bà kì vọng việc cho thuê hai căn shophouse trở nên ổn định.

Thế nhưng, đại dịch Covid hoành hành, khách thuê chấp nhận mất cọc trả hợp đồng do không kinh doanh được. Bà Hương đang phải để trống  cả 2 căn shophouse gần 2 tháng nay (khách thuê trước thuê cả 2 căn) và dù giảm giá thuê nhưng cơ hội tìm được khách thuê trong bối cảnh dịch bệnh này rất mong manh. Bà Hương tính toán kể từ ngày nhận bàn giao shophouse và đưa vào vận hành cho thuê, nếu so với gửi lãi ngân hàng, bà đã liên tiếp lỗ.

Một dãy nhà phố thương mại, bên dưới là đường, nhiều xe máy trên vỉa hè, ô tô chạy trên đường


Trên thực tế, kinh doanh shophouse không hề đơn giản. Ảnh minh họa

Trong khi đó, nhà đầu tư Nguyễn Hoàng Anh cho biết sau hơn 1 năm khách thuê không ổn định do không cạnh tranh được với shophouse khối đế và hệ thống trung tâm thương mại gần đó, đại dịch Covid-19 khiến việc đầu tư shophouse của ông trở nên khó khăn. Mới đây, sau khi đàm phán với khách, ông đã quyết định miễn tiền thuê 1 tháng và giảm 30% giá thuê các tháng kế tiếp cho đến khi hết dịch.

Sau 3 năm đổ tiền vào shophoue, ông Hoàng Anh cho biết chưa thấy lợi nhuận và rất đau đầu vì khách thuê và giá thuê không ổn định. So với gửi ngân hàng, dòng tiền đầu tư của ông cũng lỗ nặng.

Khảo sát của Batdongsan.com.vn cho thấy rất nhiều nhà phố thương mại, đặc biệt là các nhà phố thương mại cho thuê các ngành hàng ăn uống, mở văn phòng dịch vụ vé máy bay, tour du lịch… tại nhiều dự án đã đóng cửa. Người thuê đều tính việc trả mặt bằng hoặc đàm phán với chủ nhà để giảm giá thuê.

Trên thực tế, trước đó, một khảo sát của PV vào năm ngoái đã cho thấy giới đầu tư nhiều người đã vỡ mộng với shophouse khi nguồn cầu là cư dân sống trong chính dự án đó không quá lớn hay có những dự án shophouse không cạnh tranh nổi với hệ thống cửa hàng tiện lợi, siêu thị, các cửa hàng mọc đầy rẫy xung quanh dự án đó. Do đó, lợi nhuận từ mô hình shophouse đều không như kì vọng. Trong bối cảnh đại dịch Covid, shophouse càng rơi vào tình thế khó khăn.

Tuy nhiên, nhà đầu tư Trần Anh Quân (Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội) vẫn tỏ ra lạc quan khi cho rằng với những dự án đã có nguồn cầu tăng trưởng tốt thì đại dịch chỉ là một khó khăn nhất thời. Với những shophouse đang gặp khó khăn trong việc cho thuê, theo ông Quân nhà đầu tư nên kiên trì đợi sự tăng trưởng nguồn cầu theo thời gian và giá trị căn shophouse còn nằm ở sự tăng giá của đất theo thời gian.

Theo Bất động sản

Nhà đầu tư 9X linh hoạt thích ứng giữa đại dịch Covid-19

Nhà đầu tư 9X linh hoạt thích ứng giữa đại dịch Covid-19

“Thuê rồi cho thuê lại” là hướng đi của phần lớn những nhà đầu tư 8X, 9X ít vốn khi tham gia đầu tư bất động sản, tiêu biểu là homestay, nhà trọ cho thuê.

Điều chỉnh quy hoạch TPHCM đến năm 2025

- Quyết định điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng chung TPHCM đến năm 2025 tập trung tại đường Vành đai 3, khu vực Phước Long (quận 9), khu vực phường Long Bình và Long Thạnh Mỹ (quận 9)...

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 430/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025.

Theo đó, quy hoạch này sẽ cập nhật quy mô, hướng tuyến, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu về hành lang an toàn đường bộ theo quy định đối với đường Vành đai 3 TPHCM tại quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 28/9/2011 và Quyết định số 497/QĐ-BGTVT ngày 19/2/2016, đáp ứng yêu cầu về hành lang an toàn đường bộ theo qui định.

Các chức năng sử dụng đất tại quy hoạch năm 2010 nằm trong lộ giới đường thuộc đoạn tuyến điều chỉnh cập nhật được chuyển đổi thành đất giao thông.

{keywords}
Quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025 với nhiểu thay đổi tại khu Đông.

Bên cạnh đó, tại khu vực Phước Long (quận 9), thay đổi định hướng quy hoạch đất khu du lịch nghỉ dưỡng phát triển mới để thực hiện bổ sung chức năng Khu công nghệ cao (Khu công viên khoa học và công nghệ) quy mô hơn 166ha với tính chất là khu vực nghiên cứu, thực nghiệm, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ.

Việc này làm cơ sở nghiên cứu khu đô thị sáng tạo tương tác cao ở phía Đông TP.HCM (gồm các quận 2, 9, Thủ Đức). Đồng thời, bố trí đầy đủ hệ thống hạ tầng kĩ thuật theo quy định tại Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.

Ngoài ra, điều chỉnh hướng tuyến của tuyến đường chính nội đô dự kiến được định hướng tại Quy hoạch năm 2010 và bổ sung cầu qua sông Tắc nhằm kết nối với đường Vành đai 3 và Khu công nghệ cao hiện hữu.

Ở khu vực phường Long Bình và Long Thạnh Mỹ (quận 9), thay đổi định hướng quy hoạch đất khu du lịch nghỉ dưỡng phát triển mới để thực hiện các điều chỉnh. Trước hết là bổ sung chức năng đất khu ở phát triển mới quy mô trên 135ha.

Điều chỉnh vị trí và tăng quy mô khu cây xanh công viên thể dục thể thao cấp đô thị từ 3,7ha thành 36ha. Điều chỉnh vị trí và tăng quy mô khu công cộng cấp đô thị từ 9,7ha thành 13,1ha. Trong đó, diện tích đất y tế khoảng 5,8ha và diện tích đất trường học khoảng 7,3ha.

Ngoài ra còn bổ sung tuyến đường Vành đai 3 với đường Long Phước theo quy chuẩn đường chính đô thị, điều chỉnh các tuyến đường giao thông khu vực để kết nối đồng bộ với các khu khác của TP.

Thủ tướng Chính phủ giao cho UBND TP.HCM chỉ đạo cập nhật nội dung điều chỉnh cục bộ vào hồ sơ đồ án quy hoạch năm 2010; UBND TPHCM chịu trách nhiệm rà soát, tổ chức lập, điều chỉnh, phê duyệt các quy hoạch phân khu xây dựng theo thẩm quyền tại khu vực liên quan đến các nội dung được điều chỉnh cục bộ.

Đồng thời, UBND TP cũng được giao đẩy nhanh tiến độ lập nhiệm vụ và đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định.

Huỳnh Anh

Điều chỉnh siêu đô thị Ecopark, thêm shophouse, nâng chung cư cao tới 45 tầng

Điều chỉnh siêu đô thị Ecopark, thêm shophouse, nâng chung cư cao tới 45 tầng

- Các lô đất được điều chỉnh vị trí, chức năng sử dụng đất từ đất xây nhà cao tầng thành shophouse, công trình công cộng; nhà ở cao tầng được điều chỉnh nâng tầng từ tối đa 30 tầng lên 45 tầng…

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Sở hữu căn hộ Dual Key tại Akari City, hưởng lợi ích kép

Thiết kế đột phá từ cấu trúc bên trong căn hộ đến hệ sinh thái tiện ích tầm khu đô thị, phiên bản Dual Key của Akari City đang thu hút khách hàng bởi không gian sống chất lượng cùng khả năng đầu tư cho thuê an toàn.

Không gian cho gia đình đa thế hệ

Gia đình “tam đại đồng đường" với nhiều thế hệ cùng sum vầy là một nếp sống đẹp trong gia đình Việt. Tuy nhiên, trong quá trình cùng sinh hoạt giữa nhiều thế hệ sẽ không tránh khỏi những bất tiện nhất định bởi sự khác biệt về tuổi tác và hệ tư tưởng.

Là một chủ đầu tư gần 30 năm kinh nghiệm phát triển khu đô thị trong lĩnh vực bất động sản để ở, Nam Long đã tiếp tục hợp tác với 2 đối tác Nhật Bản: Hankyu Hanshin và Nishi Nippon Railroad nghiên cứu và cho ra mắt phiên bản căn hộ giới hạn Dual Key thuộc tiêu chuẩn của dòng sản phẩm Flora tại dự án Akari City. Đây là dòng sản phẩm mang nhiều tâm huyết của chủ đầu tư Nam Long nhằm giải quyết nhu cầu ở cho các gia đình nhiều thế tại Việt Nam.

Căn hộ chìa khóa đôi được Tập đoàn Frasers Centrepoint đưa ra thị trường lần đầu tiên vào năm 2009 tại Singapore. Đây là giải pháp đột phá chủ yếu cho gia đình nhiều thành viên, tới nay loại hình BĐS này đã khá phổ biến và thành công tại nhiều trước phát triển trên thế giới, tuy nhiên, tại Việt Nam nó còn khá mới mẻ.

{keywords}
 Dual Key có thiết kế độc đáo 2-căn-hộ- trong-1 mang đến cho chủ sở hữu nhiều lợi ích kép, vừa là không gian cho gia đình đa thế hệ sống chất lượng, vừa nơi đầu tư an toàn.

Dual Key tại Akari City với thiết kế đột phá, linh hoạt công năng sử dụng có diện tích 121m2. Đây thực chất là hai không gian có cửa ra vào riêng biệt bao gồm một căn hộ tiêu chuẩn lớn (1 phòng khách, 1 phòng bếp, 1 ban công, 1 lô gia, 2 phòng ngủ, 2 WC) và một không gian tự do có thể bố trí được 1 căn hộ studio được kết nối với nhau bằng một cửa thông kép.

Mỗi căn hộ đều đáp ứng đầy đủ công năng sinh hoạt cho một gia đình với bếp, phòng tắm, không gian tiếp khách riêng biệt. Sự ghép đôi độc đáo này mang lại cho Flora Dual Key khả năng dung hòa hoàn hảo giữa tính chung và riêng của không gian sống, đáp ứng nhiều nhu cầu đa dạng và đặc thù của thế hệ khách hàng thời đại mới - điều khó có thể tìm thấy ở những mô hình bất động sản truyền thống.

Đặc biệt trong thời gian dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện này, mọi người càng trân trọng giá trị gia đình hơn bao giờ hết

Chị Minh Anh (TP.HCM) chia sẻ: “Vừa sinh thêm bé thứ hai, vợ chồng tôi đang rất phân vân tìm một nơi ở rộng rãi hơn để tiện sinh hoạt. Tuy nhiên vì muốn đón ba mẹ lên sống chung để tiện bề gia đình chăm sóc nhau nên chúng tôi phân vân khá nhiều.

Một mặt muốn tiếp tục cuộc sống tự do, có không gian riêng như trước đây, một mặt lại muốn đón ông bà ở quê lên sống chung để tiện bề chăm sóc cũng như ở bên cạnh hỗ trợ vợ chồng lúc bé còn nhỏ. Như vậy chúng tôi mới có thể yên tâm hơn.

Gần đây khi tìm mua nhà tại dự án Akari City, vợ chồng tôi tình cờ biết được là có một loại hình căn hộ Dual Key, được nhân viên tư vấn là 2 căn hộ riêng biệt không gian sống trên cùng một mặt sàn. Đây đúng là sản phẩm phù hợp với nhu cầu của chúng tôi hiện tại, vừa được sống gần gia đình vừa đảm bảo không gian sinh hoạt riêng tư"

{keywords}
Flora Dual Key có thiết kế 2 trong 1 đáp ứng đúng nhu cầu của các gia đình nhiều thế hệ, có con lớn hay thường xuyên có người nhà qua thăm đảm bảo tinh thần "kết nối nhưng vẫn riêng tư".

Cơ hội đầu tư hấp dẫn

Căn hộ phiên bản giới hạn Flora Dual Key không chỉ ghi điểm với đối tượng là gia đình nhiều thế hệ mà thu hút sự quan tâm của các khách hàng có nhu cầu đầu tư. Điều này là tất yếu vì công năng sử dụng linh hoạt, khách hàng hoàn toàn có thể sinh sống trong một căn và sử dụng căn còn lại để cho thuê hoặc đầu tư cho thuê cả hai căn giúp nâng cao hiệu suất sử dụng và thuận tiện trong công tác quản lý tài sản.

Đầu tư một nhưng có tận hai nguồn thu, tạo nên dòng tiền nhàn rỗi hàng tháng, giúp bạn ổn định nguồn tài chính, tích lũy cho tương lai vững vàng.

{keywords}
Dual Key tại Akari City sở hữu vị trí tốt,  giá cạnh tranh nhất trong khu vực chỉ từ 32 triệu/m2

Mở bán chính thức cuối tháng 3/2020 căn hộ Flora Dual Key tại Akari City hứa hẹn sẽ trở thành tài sản giá trị hấp dẫn đối với nhiều đối tượng người mua bất kể là gia đình mua để ở hay tìm kiếm cơ hội đầu tư an toàn bởi tiềm năng khai thác tuyệt vời.

Dự án tọa lạc ngay vị trí đa kết nối của Quận Bình Tân, kết nối trực tiếp với mặt tiền đại lộ Võ Văn Kiệt, thuận tiện di chuyển đến trung tâm TP.HCM chỉ trong vòng 20 phút, thi công xây dựng bởi tổng nhà thầu uy tín như Coteccons. Ngoài ra, chủ đầu tư còn ưu ái bố trí Flora Dual Key tại vị trí góc có 3 mặt thoáng, sở hữu view đẹp nhất trong mỗi block nhưng chỉ có giá từ 32 triệu/m2. Có thể nói đây là mức giá cạnh tranh nhất đối với các dự án cùng khu vực.

Akari City - Thành phố ánh sáng

- Mở bán 100 căn phiên bản giới hạn: Tháng 3/2020

- Hotline: 0981 393 344

- Website: https://akaricity.vn

Ngọc Minh

Tiềm năng cho thuê sinh lời hấp dẫn của Bcons Green View

Nằm gần Đại học Quốc gia TP.HCM và nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Dĩ An (Bình Dương), căn hộ Bcons Green View có tiềm năng cho thuê lớn khi nhu cầu nhà ở của sinh viên và người lao động luôn cao.

Nhu cầu thuê nhà ở tại Dĩ An lớn

Để thuận tiện cho học tập và công việc, người thuê nhà thường tìm kiếm những địa chỉ gần trường học, văn phòng giúp giảm thời gian di chuyển mỗi ngày, có thêm thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động. Vậy nên, ngoài khu vực cho thuê nhà sôi động ở trung tâm thì những khu vực có đông sinh viên, người lao động cũng có tiềm năng lớn trong việc cho thuê.

Với đà phát triển của thị trường nhà ở, thị trường cho thuê TP.HCM cũng dần mở rộng ra các khu vực, không còn bó hẹp chỉ ở trong các quận nội thành. Khu vực Quận 9, Thủ Đức, Dĩ An được nhiều người tìm kiếm để thuê nhà ở. Đây là khu vực sát Đại học Quốc gia TP.HCM, gần với hàng hàng trăm ngàn doanh nghiệp sản xuất ở Bình Dương.   

{keywords}
Căn hộ Bcons Green View vị trí cạnh bên Khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM hiện đang đào tạo cho 70.000 sinh viên chính quy, khu ký túc xá có hơn 40.000 chỗ ở, nằm giữa quận Thủ Đức (TP.HCM) và TP. Dĩ An (Bình Dương). Có thể thấy nhu cầu sinh viên cần thuê nhà rất cao.

Dĩ An lại là trung tâm về hoạt động sản xuất công nghiệp của Bình Dương. Toàn tỉnh Bình Dương có 28 khu công nghiệp (KCN), 10 cụm công nghiệp đang hoạt động thì Dĩ An đã chiếm đến 6 KCN và 1 cụm công nghiệp gồm: KCN Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Bình Đường, Tân Đông Hiệp A, Tân Đông Hiệp B, và cụm công nghiệp Tân Đông Hiệp với tổng diện tích hơn 828 ha. Năm 2019, giá trị sản xuất công nghiệp của Dĩ An đạt 98.358 tỷ đồng, tăng 10,27% so với năm 2018.

Trước nhu cầu thuê nhà ở của sinh viên và người lao động, hàng loạt các khu trọ đã hình thành xung quanh các trường đại học, nhà máy, xí nghiệp ở Dĩ An. Những năm gần đây xu hướng phát triển các dự án căn hộ ra các quận ngoại thành cũng cung cấp thêm lựa chọn cho thị trường nhà cho thuê.

Căn hộ tiện nghi hấp dẫn người thuê nhà

Sản phẩm căn hộ cho thuê được các gia đình trẻ, sinh viên ưa chuộng bởi an ninh, sạch sẽ và hàng loạt tiện ích. Với các gia đình, trẻ nhỏ có thể theo học lớp mẫu giáo ngay tại chung cư, cha mẹ không phải tất tả sáng chiều chạy ngược xuôi đưa đón con đi học. Ngay tại nơi ở cũng có sẵn không gian cho cho trẻ chơi đùa an toàn sạch sẽ. Việc ăn uống cũng thuận lợi, mọi thực phẩm hàng ngày có thể mua sắm tại các siêu thị, cửa hàng ngay trong khu chung cư. Đến các dịch vụ làm đẹp, chăm sóc sức khoẻ cũng không cần đi đâu xa, đều được cung cấp ngay dưới khối đế tòa nhà.

{keywords}
 Cuộc sống tiện nghi với hàng loạt tiện ích ngay trong nội khu

Các dự án gần Đại học Quốc gia TP.HCM và hàng loạt doanh nghiệp trên địa bàn Dĩ An như Bcons Green View được đánh giá là thanh khoản rất tốt. Dự án nằm ngay trên Quốc lộ 1K, chỉ cách Đại học Quốc gia TP.HCM tầm 1km, đường giao thông thuận lợi kết nối dự án với khu vực trung tâm Dĩ An, nhanh chóng đi đến các khu công nghiệp trên địa bàn, chỉ mất vài phút để vào TP.HCM qua tuyến đường Phạm Văn Đồng, Xa lộ Hà Nội.

Bcons Green View có 916 căn hộ 2 phòng ngủ, với diện tích từ 40-60m2 nên giá căn hộ tầm khoảng 1,5 tỷ đồng/căn. Dự án có đầy đủ tiện ích, như nằm đối diện trung tâm thương mại Big C, bệnh viện, gần các trường học các cấp; trong nội khu có nhiều tiện ích gồm nhà trẻ, sân chơi thể thao, hồ bơi, công viên, khu shophouse.

Ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc JLL Việt Nam cho rằng, hàng năm lượng người lao động lớn đổ về Bình Dương thúc đẩy sự gia tăng nguồn cung và giá thuê căn hộ cũng như văn phòng ở tỉnh này. Dĩ An là một trong những địa chỉ được các nhà đầu tư chú ý.

Thị trường có nhu cầu và đầu tư căn hộ cho thuê lại cũng là hướng tích luỹ tài sản hiệu quả. So với đất nền, đầu tư căn hộ có chi phí bỏ ra ít hơn mà lại có khả năng thu lợi hàng tháng qua hoạt động cho thuê nhà. Nếu tìm được những dự án có có giá, vị trí thuận tiện để cho thuê tức là hiệu quả thu được sẽ rất lớn. Bởi, giá cho thuê ở khu vực trung tâm thương mại Dĩ An cũng rất tốt. Thêm vào đó, giá trị căn hộ cũng tăng cao qua mỗi năm theo đà tăng giá của thị trường nhà ở. Vậy cho nên, người muốn có nguồn thu nhập ổn định và bền vững có thể xem xét căn hộ làm kênh đầu tư.

Thông tin dự án Bcons, liên hệ:

Công ty Cổ phần Dịch vụ Bất động sản Sao Việt

Hotline: 0905.935.935

Tấn Tài

Bảo Thy khoe hoạt động tăng cường sức khoẻ mùa dịch, nhưng dân tình chỉ dán mắt vào toà "lâu đài" nhà chồng phía sau

Bảo Thy khoe hoạt động tăng cường sức khoẻ mùa dịch nhưng ngôi biệt thự siêu hoành tráng phía sau mới là tâm điểm.

Làm dâu "hào môn" nên cuộc sống hôn nhân của Bảo Thy và đại gia Phan Lĩnh khiến nhiều người quan tâm. Sau hơn nửa năm kết hôn, 2 vợ chồng chỉ tập trung tận hưởng và thoả những thú vui cùng nhau mà rất hiếm hoi chia sẻ về hôn nhân cũng như khối tài sản "siêu to khổng lồ" trước công chúng.

Cho đến mới đây, dân tình lại được dịp trầm trồ khi "Công chúa bong bóng" hiếm hoi cho ngôi biệt thự hoành tráng của nhà chồng được lên sóng. Cụ thể, bà xã Phan Lĩnh đã chia sẻ khoảnh khắc đạp xe để tăng cường sức khoẻ trong những ngày nghỉ dịch, tuy nhiên phía sau lại là toà biệt thự lung linh như "lâu đài" của nhà chồng. Được biết, ngôi biệt thự này nằm trong khu nhà sang trọng và đắt đỏ bật nhất TP.HCM. Chồng Bảo Thy cũng sở hữu gia thế giàu có chẳng kém cạnh ai, tuy nhiên 2 vợ chồng lại rất khiêm tốn và hạn chế khoe tài sản lên MXH. 

{keywords}
Bảo Thy hiếm hoi cho ngôi biệt thư hoành tráng như "lâu đài" của nhà chồng lên sóng
{keywords}
Được biết, ngôi biệt thự này nằm trong khu nhà sang trọng và đắt đỏ ở TP.HCM

{keywords}{keywords}


Trước đó, Bảo Thy cũng hé lộ những góc nhỏ như thế này

{keywords}
Những ngày gần đây, Bảo Thy cũng hoá vợ đảm khi tự chuẩn bị bữa ăn và chăm chồng cực khéo
{keywords}
Từ khi làm dâu hào môn, Bảo Thy hạn chế chia sẻ cuộc sống, tuy nhiên qua những khoảng khắc hiếm hoi như thế này có thể thấy "Công chúa bong bóng" đang tận hưởng hôn nhân hạnh phúc và viên mãn.

Theo Kênh 14

‘So kè’ nhà sang, xế xịn của HH Ngọc Hân và Á hậu Thúy Vân trước khi lấy chồng

‘So kè’ nhà sang, xế xịn của HH Ngọc Hân và Á hậu Thúy Vân trước khi lấy chồng

Thông tin Á hậu Thúy Vân và Hoa hậu Ngọc Hân sẽ kết hôn trong năm 2020 đang trở thành tâm điểm của showbiz Việt.

Những đặc điểm của một ngôi nhà lỗi phong thủy

Một ngôi nhà nếu có 1 trong 4 điều dưới đây thì bạn đừng bao giờ lựa chọn kẻo rước họa vào thân.

Phòng đặt trên bếp đun tầng dưới

Theo các chuyên gia thì đây thực sự là vị trí phong thủy không tốt. Bởi trong phong thủy, mọi thứ đều được nhìn nhận dưới dạng năng lượng. Chính vì vậy, bạn phải tìm một vị trí phòng làm sao cho năng lượng của nó liên kết mạnh mẽ với sức khỏe và hạnh phúc của bạn. Còn năng lượng bếp lò tạo ra lại làm xáo trộn năng lượng của phòng trên.

Có xà ngang giữa nhà

Một trong những đại kỵ trong ngôi nhà là có xà ngang, đặc biệt xà ngang nằm giữa cửa hoặc giữa phòng ngủ là một điều không may mắn. Nếu bạn ở trong một ngôi nhà như vậy lúc nào cũng cảm thấy bức bối khó chịu, dễ đau ốm bệnh tật, tâm lý bất an công việc khó lòng hanh thông như ý muốn.

Nhung dac diem cua mot ngoi nha loi phong thuy
Dấu hiệu của ngôi nhà lỗi phong thủy không nên mua hoặc thuê

Cửa chính thẳng với nhà vệ sinh

Cửa chính của ngôi nhà chính là nơi may mắn giúp bạn đón Thần Tài ghé thăm, chính vì vậy đừng bao giờ chọn một ngôi nhà cửa chính thẳng nhfa vệ sinh điều này sẽ khiến cho tài lộc khó vào nhà bạn. Bên cạnh đó, xét về thẩm mỹ một ngôi nhà khi mở cửa ra cái đầu tiên bạn nhìn thấy là nhà vệ sinh thì thật không đẹp chút nào.

Nhà không có cửa sổ

Một ngôi nhà dù to hay nhỏ cũng cần phải có cửa sổ. Bởi cửa sổ chính là nơi hút năng lượng tốt và giải thoát nguồn năng lượng xấu. Nhà có cửa sổ cũng giúp cho không gian sống của bạn thoáng đãng mát mẻ hơn rất nhiều.

Nhung dac diem cua mot ngoi nha loi phong thuy-Hinh-2
Dấu hiệu của ngôi nhà lỗi phong thủy

Nếu bạn lựa chọn một ngôi nhà không có cửa sổ sẽ khiến cuộc sống của bạn bị tù túng, tăm tối dễ sinh bệnh tật khi ở lâu trong đó.

(*) Thông tin chỉ mang tính tham khảo

Theo Kiến thức

Những nguyên tắc vàng khi đặt bàn thờ trong nhà chung cư

Những nguyên tắc vàng khi đặt bàn thờ trong nhà chung cư

4 điều quan trọng khi đặt bàn thờ ở nhà chung cư giúp cho gia chủ thăng tiến, sức khỏe vững vàng.

Không tập trung quá 10 công nhân một chỗ trên công trình xây dựng

- Sở Xây dựng Đà Nẵng yêu cầu dừng hoạt động công trình xây dựng nếu không đảm bảo tuân thủ các quy định phòng chống dịch Covid-19.

Sở Xây dựng Đà Nẵng vừa ban hành công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương, nghiêm túc, quyết liệt triển khai đầy đủ các yêu cầu, khuyến cáo, hướng dẫn của các cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố.

{keywords}
Không được tập trung công nhân từ 10 người trở lên trong không gian làm việc như phòng họp, sàn công tác, vận thăng, thang máy và không gian kín khác tại công trường.

Theo đó, Sở này đề nghị các chủ đầu tư, ban quản lý dự án công trình xây dựng trên địa bàn thành phố có trách nhiệm chủ trì nghiêm túc tổ chức thực hiện đầy đủ các giải pháp phòng, chống dịch tại công trình xây dựng.

Thực hiện tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid -19 tại các công trình xây dựng theo hướng dẫn của Bộ Y tế

“Không được tập trung công nhân từ 10 người trở lên trong không gian làm việc như phòng họp, sàn công tác, vận thăng, thang máy và không gian kín khác tại công trường; không sử dụng điều hòa ở chế độ nhiệt độ thấp (<26°); thực hiện biện pháp khử khuẩn, mang khẩu trang, thiết bị bảo hộ, giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người” – văn bản nêu. 

Bên cạnh đó, Sở cũng đề nghị các công trường tiến hành khử khuẩn bề mặt, thiết bị máy móc có tiếp xúc trrực tiếp với người sử dụng, vệ sinh công trưởng xây dựng sau mỗi ca làm việc.

{keywords}
Ngay từ những ngày đầu mùa dịch tại nhiều công trình xây dựng đã thực hiện nhiều biện pháp phòng chống tích cực (Ảnh: Công nhân vào công trường dự án The Zei (Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) được kiểm tra thân nhiệt từ cửa).

Đồng thời, tổ chức đo thân nhiệt cho người ra, vào công trình; đo thân nhiệt cho người lao động vào đầu và cuối mỗi ca; trường hợp nhiệt độ cơ thể từ 37,5°c trở lên phải tạm thời cách ly và báo ngay cho cơ quan y tế tại địa phương. Tổ chức rà soát người lao động đến từ các vùng dịch trong và ngoài nước để thông báo cho UBND quận, huyện nơi công trình để tổ chức cách ly theo quy định.

Sở Xây dựng thành phố cũng đề nghị UBND các quận, huyện chủ trì tăng cường kiểm tra các công trình xây dựng trên địa bàn và yêu cầu dừng hoạt động nếu không đảm bảo tuân thủ các quy định phòng chống dịch. Cùng với đó, giao Thanh tra Sở, Chi cục Giám định xây dựng phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc triển khai đảm bảo yêu cầu theo quy định, xử lý các trường hợp không đảm bảo tuân thủ các quy định.

Theo Sở Xây dựng Đà Nẵng, thời gian thực hiện các biện pháp nêu trên đến hết ngày 15/4.

Thuận Phong

Đại công trường cao ốc nghìn tỷ kín khẩu trang, đo trán từ cửa

Đại công trường cao ốc nghìn tỷ kín khẩu trang, đo trán từ cửa

- Tại nhiều công trình xây dựng, công nhân đã trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết. Trước những diễn biến của dịch virus corona, các biện pháp phòng dịch được kiểm soát chặt ngay từ cửa công trình.