- Trong năm 2019, cơ quan chức năng TP.HCM đã ban hành 2.262 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, có đến 1.330 quyết định chưa thực hiện xong.
Ngày 26/2, Sở Xây dựng TP.HCM đã có buổi làm việc, báo cáo với Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố về công tác thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng, giai đoạn từ ngày 1/7/2013 đến ngày 31/12/2019, trên địa bàn thành phố có 9.724 vụ vi phạm xây dựng bị phát hiện. Tất cả số vụ vi phạm đều được ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tuy nhiên chỉ có 4.923 quyết định đã thi hành, còn lại 4.475 quyết định đến nay vẫn chưa thi hành xong. Tổng số tiền phạt thu được hơn 173,3 tỷ đồng.
Riêng trong năm 2019, toàn thành phố có 2.262 vụ vi phạm xây dựng bị phát hiện. Trong đó, chỉ có 912 quyết định xử lý vi phạm hành chính thi hành xong, còn 1330 quyết định vẫn đang xử lý.
Hơn 4.400 quyết định xử lý vi phạm hành chính về xây dựng tại TP.HCM chưa thực hiện xong. |
Theo ông Lý Thanh Long – Chánh Thanh tra Sở Xây dựng, trong hơn 4.400 quyết định vi phạm hành chính về xây dựng chưa thi hành xong có khoảng 40% chủ thể chưa nộp tiền nhưng đã cưỡng chế, 30% đã cưỡng chế nhưng chưa nộp tiền. Còn 30% còn lại chưa thi hành thu tiền và cưỡng chế.
Về nguyên nhân dẫn đến việc tỷ lệ chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn thấp, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng cho rằng, chủ thể vi phạm không có khả năng nộp phạt. Bên cạnh đó, việc tháo dỡ công trình vi phạm phức tạp, dễ gây mất an ninh trật tự nên các cấp địa phương chưa quyết liệt thực hiện cưỡng chế.
Đánh giá về tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn, Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa cho rằng, thời gian qua TP.HCM là một trong những “điểm nóng” về xây dựng không phép, sai phép. Không chỉ người dân vi phạm mà có cả lãnh đạo quận, như vụ xây dựng nhà xưởng không phép tại quận Thủ Đức.
Đối với cán bộ thực thi nhiệm vụ, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đặt câu hỏi: “Có hay không cán bộ tiêu cực, nhũng nhiễu trong quá trình xử lý vi phạm trật tự xây dựng? Sở Xây dựng đã từng xử lý cán bộ có liên quan đến tình trạng này chưa? Có trường hợp nào khởi tố hình sự hay chưa?"
Chánh Thanh tra Sở Xây dựng thừa nhận có tình trạng cán bộ vi phạm. Hàng năm, Sở Xây dựng đều xử lý cán bộ vi phạm liên quan đến công tác thực thi nhiệm vụ, nhiều hình thức được đưa ra như kiểm điểm, cách chức, buộc thôi việc. Như vụ vi phạm xây dựng tại quận Thủ Đức, đơn vị cũng đã xử lý cán bộ, luân chuyển công tác.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, việc xử phạt vi phạm hành chính phải đảm bảo chính xác, kịp thời và nghiêm minh, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người dân. Sau Chỉ thị số 23 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn của Thành uỷ TP.HCM, tình hình vi phạm xây dựng có giảm. Tuy nhiên, nếu không thực hiện nghiêm thì tỷ lệ giảm này sẽ không bền vững.
Lên kế hoạch cưỡng chế nhà hàng tiệc cưới xây không phép giữa Sài Gòn
- Mặc dù UBND phường đã ban hành 3 thông báo đề nghị Công ty Lâu Đài Ven Sông tháo dỡ phần công trình vi phạm trật tự xây dựng, thế nhưng doanh nghiệp này vẫn không chấp hành, buộc phải cưỡng chế.
Phương Anh Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét