Đừng quá lo lắng vì không khí nhà bạn có thể trong lành hơn khi trồng các loại cây hút khí độc.
Một sự thật hiển nhiên ai cũng biết rằng hiện nay môi trường đang ngày càng ô nhiễm. Nếu đi ngoài đường sẽ bắt gặp hầu hết mọi người đều dùng đến khẩu trang để hạn chế đi phần nào khói bụi hay khí độc. Tuy nhiên, liệu có phải chỉ ở ngoài đường mới có khí gây hại cho chúng ta hay không? Bạn có bao giờ nghĩ căn phòng bạn đang ở, văn phòng bạn đang làm việc, tưởng như sạch sẽ nhưng vẫn có các loại khí độc và tia gây hại cho con người?
Để khắc phục vấn đề đó bạn có thể trồng một số loại cây cảnh dưới đây. Cây cảnh trồng trong nhà không chỉ để làm đẹp không gian hay phù hợp phong thủy mà có nhiều loại cây hút khí độc có tác dụng thanh lọc cho bầu không khí quanh bạn trong lành hơn.
Thiết mộc lan
Đây là cây có lá mọc thành hình nơ (hoa thị), bóng và sẫm màu, phiến lá có sọc rộng nhạt màu hơn và ngả vàng ở phần trung tâm. Nó là loại cây bụi phát triển chậm với các lá dài. Thiết mộc lan có thể hút khí toluen và khí CO.
Cây cọ cảnh
Cọ cảnh là cây thân cột, mọc đơn độc, lá cây có dạng to tròn, xòe ra xanh rợp. Cọ cảnh có khả năng hút khí benzen và khí formaldehyde. Cọ cảnh là loài cây rất ưa nắng, nếu trồng cọ cảnh trong nhà thì bạn nên thường xuyên đưa cây ra ngoài hứng nắng. Đây cũng là loài cây có khả năng chịu hạn khá tốt nên mỗi tuần bạn chỉ cần tưới nước cho cây 2 lần thôi nhé, ngoài ra bạn cũng nên tăng cường chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón thúc phân NPK.
Ngũ bì
Tên dân gian của cây ngũ gia bì là cây chân chim hay cây sâm non. Nó có hai loại là vàng và xanh. Cây này dễ trồng, dễ sống, không cần chăm sóc nhiều vì sức sống của cây rất tốt.
Ngũ gia bì thường được đặt để trang trí nội thất, tiền sảnh hay phòng khách, văn phòng làm việc…Ngoài việc là cây hút khí độc, ngũ gia bì cũng nằm trong top cây đuổi muỗi và côn trùng gây hại, giúp không gian của bạn không chỉ trong lành mà còn sạch sẽ, ít dấu vết các loài côn trùng.
Cây phất dụ
Loại cây này có thể lọc các loại khí xylene, formaldehyde, trichloroethylene vốn có nhiều trong các sản phẩm sơn mài, sơn dầu và chống thấm. Cây phất dụ phù hợp trồng trong văn phòng có trần nhà cao và ánh sáng mặt trời vừa phải.
Hoa cúc
Màu sắc rực rỡ của hoa cũng chắc hẳn đã đủ khiến bạn thấy hào hứng để đặt một chậu trong nhà đúng không? Thế thì hãy làm ngay đi vì không chỉ đẹp mắt mà nó còn loại bỏ các loại khí độc như amoniac, xylene, benzen… trong không khí.
Một lưu ý khi chăm sóc cây hoa cúc là nên đặt chậu cây gần cửa sổ, nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, dù đẹp và tốt như vậy nhưng vì đây là cây có hoa nên chỉ có thể chọn nó theo mùa chứ không để quanh năm như các loài cây hút khí độc khác.
Thường xuân
Thường xuân không chỉ có cái tên đẹp mà còn có tác dụng cải thiện bệnh dị ứng hay hen suyễn. Bởi lẽ, cây này thích hợp cho những ai căng thẳng, mất ngủ…
Trồng một giỏ thường xuân treo hiên nhà, trong phòng khách hay phòng làm việc là ý tưởng hay ho cho căn phòng của bạn trong lành hơn.
Sen đá
Sen đá là loại cây cảnh để bàn được ưa chuộng không chỉ bởi vẻ ngoài bắt mắt mà nó còn là một loại cây hút bức xạ máy tính. Một chậu sen đá trên bàn làm việc sẽ giúp không gian đẹp hơn và đặc biệt ngăn ngừa các tia bức xạ từ máy tính và các thiết bị điện tử khác. Sen đá có nhiều màu sắc, chủng loại khác nhau đồng thời lại là loại cây cảnh dễ chăm sóc nên bạn tha hồ lựa chọn cho mình những giống sen đá bắt mắt để trang trí cho căn phòng của bạn.
Theo Em đẹp
Gợi ý 9 loại cây cảnh tốt nhất có thể trồng trong nhà bếp để làm sáng không gian nhà bạn
Những loại cây cảnh này trồng phù hợp với điều kiện trong bếp. Đặc biệt là chúng có thể làm sạch không khí, tạo vẻ đẹp duyên dáng cho góc nấu nướng nhà bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét