Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2021

10 sự kiện nổi bật nhất năm 2021 của thị trường bất động sản phía Nam

Một năm đầy sóng gió của thị trường bất động sản phía Nam nói riêng và cả nước nói chung chuẩn bị khép lại. Trước thềm năm mới, hãy cùng VietNamNet điểm lại 10 sự kiện nổi bật nhất trong năm qua. 

{keywords}
{keywords}

Thời điểm cuối năm 2020 và đầu năm 2021, sự kiện thành lập TP.Thủ Đức (sáp nhập Q.2, Q.9 và Q.Thủ Đức, TP.HCM) và TP.Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang được xem là động lực cho sự phát triển kinh tế ở hai địa phương. Đi cùng với đó, giá nhà đất tại hai nơi này lập tức tăng phi mã. 

Chưa đầy 1 năm khi 3 quận khu Đông TP.HCM rục rịch lên TP.Thủ Đức, giá nhà đất tại đây ghi nhận mức tăng 20% - 40%. Tại P.Trường Thọ, nơi quy hoạch trung tâm TP.Thủ Đức, giá đất mặt tiền lập đỉnh 120 triệu đồng/m2. 

{keywords}

Các khu vực khác tại Q.Thủ Đức và Q.9 tăng dao động từ 30 triệu đồng/m2– 60 triệu đồng/m2.Tại Q.2, nhiều khu vực có giá đất tăng mạnh so với năm 2020, lập đỉnh mới 140 triệu đồng/m2. 

Bên cạnh đất nền, phân khúc căn hộ chung cư ở TP.Thủ Đức cũng có mức tăng khá nhanh, dao động 10 triệu đồng – 15 triệu đồng/m2. Hiện giá căn hộ chung cư tại đây không dưới 40 triệu đồng/m2.

Không “nóng” như TP.Thủ Đức, sau khi có thông tin thành lập TP.Phú Quốc, giá đất tại đây tăng nhẹ từ 5%-10% so với năm 2020. Đất nền khu trung tâm thành phố dao động từ 150 triệu đồng/m2 đến 400 triệu đồng/m2. 

{keywords}

Cuối tháng 2/2021, tại các xã của huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước xuất hiện cảnh tượng chưa từng có khi giới đầu tư khắp nơi đổ về đây giao dịch đất đai cả ngày lẫn đêm. Tình trạng này xuất phát từ thông tin sẽ có quy hoạch sân bay lưỡng dụng trên cơ sở mở rộng sân bay quân sự Técníc Hớn Quản. 

Giao dịch “nóng” nhất diễn ra tại xã An Khương và xã Tân Lợi, huyện Hớn Quản, giá đất nông nghiệp tại đây liên tục được đẩy lên cao, nhà đầu tư sang tay trong ngày lãi từ vài trăm triệu đồng đến cả tỷ đồng. Đất trồng cao su cũng được “hét” 2 tỷ đồng/sào (1.000m2). 

Trước tình trạng giới cò đất cả trong và ngoài tỉnh đổ về hoạt động rầm rộ, chính quyền địa phương đã phát cảnh báo. Đến nay, thông tin quy hoạch sân bay lưỡng dụng này vẫn chưa có gì cụ thể. 

{keywords}

Chưa đầy 1 tháng sau, xã Thiện Nghiệp, TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận lại trở thành điểm nóng về “sốt đất”. Từng tốp xe ô tô chở nhà đầu tư đổ về đây săn đất khi có thông tin dự án sân bay Phan Thiết sắp khởi công. 

Dự án sân bay quân sự kết hợp dân dụng được quy hoạch rộng 543ha tại xã Thiện Nghiệp, TP.Phan Thiết. Dự kiến khởi công đầu năm 2015 và hoàn thành năm 2018 nhưng đến nay dự án vẫn án binh bất động. Cứ mỗi đợt có thông tin khởi công dự án, thị trường nhà đất nơi đây lại náo loạn. 

{keywords}

Năm qua, Cục thuế TP.HCM đề xuất thí điểm thu thuế đối với hoạt động cho thuê căn hộ, shophouse tại một số chung cư, cao ốc. Cục thuế TP.Hà Nội cũng chỉ đạo các chi cục thuế trực thuộc tăng cường rà soát, quản lý các hộ, cá nhân cho thuê nhà, hộ kinh doanh nhà nghỉ, lưu trú. 

Theo các chuyên gia, thu thuế từ hoạt động kinh doanh cho thuê căn hộ, shophouse tại chung cư là vấn đề không mới, đã được quy định trong các văn bản luật thuế. Tuy vậy, cần hoàn thiện khung pháp lý và triển khai đồng loạt để đảm bảo công bằng. 

Người cho thuê căn hộ, shophouse (cho thuê tài sản) có tổng doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên thì phải nộp 5% Thuế Thu nhập cá nhân và 5% Thuế Giá trị gia tăng. 

{keywords}

2021 là một năm đầy khó khăn của thị trường bất động sản TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung, không chỉ các doanh nghiệp địa ốc mà cả xã hội phải thực hiện các biện pháp giãn cách theo từng cấp độ để phòng, chống dịch Covid-19. 

6 tháng đầu năm, TP.HCM có 14 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai, cung ứng 11.948 căn nhà. Phân khúc nhà ở cao cấp vẫn chiếm tỷ lệ lớn, với 7.040 căn. Nhà ở bình dân có giá bán dưới 20 triệu đồng tiếp tục mất hút. 

{keywords}

Trong quý 3/2021, thị trường BĐS TP.HCM trở nên ảm đạm hơn khi chỉ có 2 dự án mở bán qua kênh bán hàng trực tuyến. Nguồn cung nhà ở rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, với chỉ 1.600 căn hộ. Phân khúc nhà giá rẻ tiếp tục “vắng bóng” trên thị trường. 

                        {keywords}

Chậm cấp sổ hồng cho người mua nhà tại các dự án nhà ở trên địa bàn TP.HCM là vấn đề nan giải từ nhiều năm qua. Nhiều trường hợp không phải do lỗi từ chủ đầu tư mà do vướng mắc trong khâu xác định tiền sử dụng đất của cơ quan thẩm quyền. 

Để đẩy nhanh tiến độ cấp sổ hồng cho người dân, TP.HCM chia ra 2 trường hợp giải quyết. cụ thể, với các dự án có phát sinh nghĩa vụ tài chính bổ sung, Sở TN&MT phải chủ động phối hợp rà soát để giải quyết. Còn với dự án có vi phạm xây dựng, Sở Xây dựng được giao phối hợp xử lý dứt điểm để cấp sổ hồng. 

Từ nay đến hết năm 2023, Sở TN&MT TP.HCM sẽ giải quyết việc cấp sổ hồng cho 37.421 căn hộ và nhà đất tại các dự án đã có văn bản thẩm định cấp sổ. 

{keywords}

Báo cáo của FiinGroup – Nhà cung cấp dữ liệu tài chính cho thấy, quy mô phát hành trái phiếu sơ cấp trong 9 tháng năm 2021 đạt 430.000 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành BĐS có giá trị phát hành cao nhất khi chiếm 40%, tương ứng 172.000 tỷ đồng. 

Trong 20 doanh nghiệp phát hành trái phiếu lớn nhất 9 tháng năm 2021 có 9 doanh nghiệp BĐS, gồm: Hưng Thịnh Land (7.950 tỷ đồng); Công ty TNHH Kinh doanh BĐS Mediterranean Revival Villas (7.200 tỷ đồng); VinGroup (6.976 tỷ đồng); Công ty CP Osaka Garden (6.800 tỷ đồng); 

Công ty CP đầu tư GoldenHill (5.760 tỷ đồng) ; Công ty CP Đầu tư Tân Thành Long An (5.000 tỷ đồng) Hưng Thịnh Quy Nhơn (5.000 tỷ đồng); Tổng Công ty CP XNK & XD Việt Nam (4.700 tỷ đồng) và Công ty CP Hoàng Phú Vương (4.670 tỷ đồng). 

Lãi suất trái phiếu của 9 doanh nghiệp nói trên dao động từ 8%/năm - 13,28%/năm. Theo FiinGroup, ngành xây dựng và BĐS vẫn duy trì mức lãi suất phát hành cao với lãi suất trung bình lần lượt là 10,3%/năm và 10,7%/năm. 

Đáng nói, có đến 26% trái phiếu doanh nghiệp trong các ngành này không có tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo bằng cổ phần hoặc không được xếp hạng tín nhiệm độc lập. Điều này dẫn đến những rủi ro nhất định. 

{keywords}

Giữa tháng 11/2021, Công an TP.HCM đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung lần 3, đề nghị truy tố Nguyễn Thái Luyện – TGĐ Công ty CP Địa ốc Alibaba, em ruột Nguyễn Thái Lĩnh cùng 21 đồng phạm về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tội “rửa tiền”. 

Kết luận điều tra bổ sung lần 3 được hoàn tất khi có thêm 1.600 nạn nhân đến trình báo. Tính đến nay, đã có 5.671 nạn nhân bị Địa ốc Alibaba lừa đảo chiếm đoạt với tổng số tiền lên đến 2.435 tỷ đồng. 

Đây là vụ án từng gây chấn động thị trường BĐS phía Nam. Địa ốc Alibaba đã “vẽ” 58 dự án BĐS không có thật, không đáp ứng điều kiện pháp lý tối thiểu nhưng vẫn ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và trả lãi suất để chiếm đoạt tiền của nhiều người. 

{keywords}

Diễn ra từ năm 2020 nhưng phải đến nửa cuối năm 2021, tình trạng phân lô bán nền tại TP.Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng mới trở thành tâm điểm chú ý. 

{keywords}

Những khu đất rộng vài hecta đến hàng chục hecta được phân lô tách thửa dưới hình thức xin hiến đất làm đường. Mặc dù chỉ là các lô đất của hộ gia đình, cá nhân tách thửa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng lại được các doanh nghiệp BĐS gắn mác dự án nghỉ dưỡng và chào bán rầm rộ. 

Nhiều khu đất ở TP.Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm tách thửa dưới hình thức hiến đất làm đường giao thông có dấu hiệu vi phạm, Thanh tra và Công an tỉnh Lâm Đồng đang vào cuộc để làm rõ.  

{keywords}

Cùng với tình trạng phân lô bán nền tràn lan, thị trường BĐS tỉnh Lâm Đồng trong năm 2021 chứng kiến sự đổ bộ của hàng loạt doanh nghiệp BĐS lớn. 

Trong năm qua, UBND tỉnh Lâm Đồng liên tục công bố thông tin về các khu vực được doanh nghiệp tài trợ kinh phí lập quy hoạch, qua đó hé lộ kế hoạch đổ bộ của hàng loạt “ông lớn” BĐS như VinGroup, Hưng Thịnh Land, Novaland, Him Lam, Đại Quang Minh, Tập đoàn Ecopark, Văn Phú Invest … đến thị trường này. 

{keywords}

Khi năm 2021 chuẩn bị đi qua, thị trường BĐS cả nước xôn xao khi TP.HCM bán đấu giá thành công 4 lô đất có vị trí đắc địa ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm, dự kiến thu về cho ngân sách 37.346 tỷ đồng. 

{keywords}

4 phiên đấu giá diễn ra kịch tính và cuối cùng 4 lô đất cũng đã có chủ khi mức trúng đấu giá đều cao hơn nhiều lần so với giá khởi điểm. 

Tâm điểm là thương vụ công ty thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh trúng đấu giá lô đất 10.000m2 với giá 24.500 tỷ đồng. Tính ra, mỗi mét vuông của lô đất này doanh nghiệp trả giá 2,4 tỷ đồng. Đây được xem là mức giá cao kỷ lục và gây hoài nghi về hiệu quả kinh doanh tại lô đất này. 

10 sự kiện đáng nhớ trong năm của thị trường BĐS TP.HCM

10 sự kiện đáng nhớ trong năm của thị trường BĐS TP.HCM

Trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, ngành BĐS TP.HCM cũng đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy vậy, vẫn có những gam màu sáng đáng chú ý. 

Anh Phương 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét