Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

TP.HCM có hơn 900ha đất trồng lúa cần chuyển mục đích sử dụng

Nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình, cá nhân tại TP.HCM lên đến hơn 900ha. Trong đó, có huyện cần chuyển mục đích sử dụng gần 400ha đất trồng lúa. 

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.HCM vừa có văn bản báo cáo UBND Thành phố về việc trình Hội đồng Nhân dân (HĐND) Thành phố thông qua danh mục dự án thu hồi đất; dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn. 

Đây là danh mục dự án cần thu hồi đất, dự án có chuyển mục đích đất trồng lúa, đất trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được Sở TN&MT tổng hợp dựa trên đề nghị của 21 quận, huyện và TP.Thủ Đức. Đây cũng là một trong những nội dung nhằm chuẩn bị cho kỳ họp HĐND Thành phố tại kỳ họp tháng 12/2021. 

{keywords}
Người dân tại 9 quận, huyện TP.HCM có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng cho hơn 900ha đất trồng lúa. 

Theo Sở TN&MT, những nội dung cần trình HĐND Thành phố thông qua tại kỳ họp tới đây gồm: 43 dự án cần thu hồi đất; 21 dự án cần thu hồi đất và có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa; 7 dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ. 

Trong 43 dự án cần thu hồi đất có dự án Khu dân cư trung tâm Sài Gòn (Saigon Downtown Residence) tại số 23 Lý Tự Trọng, P.Bến Nghé, Q.1 do Công ty CP Địa ốc Downtown làm chủ đầu tư. Đây là dự án xây chung cư mới thay thế cho chung cư cũ, quy mô 0,13ha. 

Bên cạnh đó, có 32 dự án cần điều chỉnh diện tích thu hồi đất và điều chỉnh diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng trong các nghị quyết của HĐND Thành phố. 

Nguyên nhân bởi khi triển khai lập kế hoạch sử dụng đất, UBND quận, huyện sử dụng phần diện tích trong các quyết định phê duyệt dự án. Sau khi triển khai đo đạc, cắm ranh thu hồi đất ngoài thực địa thì diện tích có thay đổi. 

Ngoài ra, nội dung cần HĐND Thành phố thông qua là nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình, cá nhân tại 9 quận, huyện, với tổng diện tích 901,2ha. 

Cụ thể: Q.7 có 4,74ha; Q.12 có 10,55ha; Q.Bình Tân có 19,84ha; huyện Nhà Bè có 60,77ha; huyện Hóc Môn nhiều nhất với 395,8ha; huyện Cần Giờ có 60,82ha; huyện Củ Chi có 78,13ha; huyện Bình Chánh có 1278,36ha; TP.Thủ Đức có 142,19ha. 

Giá đất tại TP.HCM năm 2022 biến động ra sao?

Giá đất tại TP.HCM năm 2022 biến động ra sao?

Nếu TP.HCM tăng hệ số điều chỉnh giá đất lên quá cao theo giá thị trường, sẽ tạo đột biến, gây khó khăn cho người sử dụng đất và an sinh xã hội. Đồng thời, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Anh Phương 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét