Người đứng thuê là cụ bà Shuhua sinh năm 1942, thuê nhà năm 2014, lúc đó bà 72 tuổi, ký hợp đồng thuê 19 năm. Mức giá thuê là 3000 tệ/tháng, thậm chí người thuê cao tuổi này còn trả một lần là 684.000 tệ.
Mua nhà nhưng phải chờ đợi 10 năm nữa mới được vào ở là chuyện tưởng như đùa. Tuy nhiên, đây là điều có thật mà một người đàn ông ở Trung Quốc phải đối mặt.
Cách đây không lâu, phóng sự phát trên kênh truyền hình vệ tinh Giang Tây, Trung Quốc đưa tin anh Yang Dong, 33 tuổi mang theo cuốn sổ đỏ chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp rồi ngồi bên căn nhà do mình mua. Tuy nhiên, anh không được mở cửa để bước vào. Điều đó có nghĩa anh mua nhà, sở hữu nhà nhưng chưa thể vào ở.
Cố gắng mới mua được nhà mà Yang Dong đối mặt với tình huống chưa từng có |
Nói về hoàn cảnh của mình, anh Yang Dong cho biết, là người quê gốc Tứ Xuyên đến Bắc Kinh làm việc hơn 10 năm nay. Khi mới lên thành phố làm việc, tiền kiếm được chỉ đủ trang trải cuộc sống, anh phải chấp nhận ở nhà thuê. Theo thời gian, ước mơ có một căn nhà riêng cũng lớn dần theo năm tháng. Cho nên, anh quyết định mua nhà.
Ban đầu, anh tính toán mua nhà ở Thành Đô để cho bố mẹ có thể sống ở quê hương không phải đi xa mà có thể khỏi cảnh nhà cũ đã xuống cấp. Sau đó, Yang Dong xem nhà ở Thành Đô, Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến. Tuy nhiên, anh không mua được vì các nơi này có quy định phải đóng bảo hiểm xã hội đủ 2 năm.
Qua tham khảo anh được biết kiểu mua nhà bị ngân hàng thu hồi đưa ra đấu giá sẽ không cần phải đủ điều kiện đóng bảo hiểm xã hội ở địa phương đó 2 năm. Tháng 7/2019, anh mua một căn nhà thông qua nền tảng đấu giá với giá 680.000 nhân dân tệ (2,4 tỷ đồng), rộng 146m2, có 3 phòng ngủ. Số tiền này quá hời vì ngân sách Yang Dong có chỉ 700.000 nhân dân tệ (2,5 tỷ đồng).
May mắn là người mua đã tìm ra sự vô lý trong bản hợp đồng thuê nhà và quyết đưa vụ việc ra toà án |
Dẫu biết căn nhà đã được cho thuê từ vài năm trước nhưng anh Yang Dong vẫn mua cho nên không thể dọn vào. Tuy nhiên, theo luật quy định thì bán nhà không ảnh hưởng đến hợp đồng thuê từ trước đó. Điều đó có nghĩa là dù bán thì người thuê vẫn được tiếp tục sống ở đó cho đến khi hết hạn hợp đồng thuê.
Nếu thời hạn thuê 1-2 năm đã đành, ở đây thời hạn thuê chủ cũ ký với người thuê là từ năm 2014 đến 2033 mới kết thúc, điều đó có nghĩa anh phải chờ nhiều năm nữa dù tiền đã trả và có quyền sở hữu nhà.
Không ngờ tình huống này nên Yang Dong thương lượng người thuê và chủ nhà, nhưng cả 2 người đều không đồng ý. Vụ việc được đưa ra toà án, nhưng rõ ràng khi mua Yang Dong biết rõ việc thuê nhà này.
Sau khi xem xét bản hợp đồng ký giữa chủ nhà và người thuê, Yang Dong phát hiện chi tiết bất thường. Anh cho rằng trừ khi là văn phòng hoặc nhà xưởng cần đầu tư nhiều hạng mục, sửa sang thì người ta mới ký lâu dài để làm ăn. Còn với một căn nhà dân bình thường không mấy ai cho thuê lâu như vậy.
Trong hợp đồng cho thuê nhà, người đứng thuê là cụ bà Shuhua sinh năm 1942, thuê nhà năm 2014, lúc đó bà 72 tuổi, ký hợp đồng thuê 19 năm. Mức giá thuê là 3000 tệ/tháng, thậm chí người thuê cao tuổi này còn trả một lần là 684.000 tệ.
Sau nhiều lần cân nhắc, Yang Dong cho rằng hợp đồng có vấn đề. Anh thăm hỏi hàng xóm và phát hiện sự thật người thuê và chủ nhà thực chất là 2 mẹ con. Cụ bà trên 70 tuổi là mẹ của chủ cũ Zhou Lihong.
Mặc cho gia chủ chối cãi, anh chàng vẫn đưa vụ việc ra toà án để hi vọng được giải quyết nhằm sáng tỏ vấn đề chiếm nhà của 2 mẹ con trong trường hợp này.
Quỳnh Hương (Theo Truyền hình Giang Tây)
Xôn xao khu chung cư mọc sừng sững trên núi giá hàng trăm tỷ mỗi căn
Mới đây, cư dân mạng xôn xao về hình ảnh khu chung cư đồ sộ mọc lên trên đỉnh núi, xung quanh là rừng cây xanh tốt. Nhiều ý kiến cho rằng hình ảnh được chụp ở Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét